Thông tin trên được Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết tại báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2023.
Tại báo cáo trên, VBMA công bố số liệu tổng hợp từ HNX và SSC cho thấy, tính đến ngày công bố thông tin (28/7/2023), thị trường có 21 đợt phát hành với tổng giá trị 12.680 tỷ đồng được ghi nhận trong tháng; trong đó có 14 đợt phát hành riêng lẻ và 7 đợt phát hành ra công chúng.
Trong tháng, nhóm ngành ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành 7.255 tỷ (chiếm 57.2% tổng khối lượng phát hành). Lãi suất phát hành của nhóm ngân hàng ở mức 7% - 9%/năm và các nhóm ngành còn lại dao động trong khoảng 9% - 12%/năm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 78.988 tỷ đồng, với 17 đợt phát hành ra công chúng trị giá 16.476 tỷ đồng (chiếm 20.9% tổng giá trị phát hành) và 63 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 62.512 tỷ đồng (chiếm 79.1% tổng số).
Về lượng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trong tháng 7, theo tổng hợp, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 19.476 tỷ đồng trái phiếu.
Như vậy, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 137.848 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022).
Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 54% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 74.629 tỷ đồng).
Theo công bố, trong tháng 7 có 12 tổ chức phát hành công bố chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu/chậm thanh toán mua lại trước hạn với tổng giá trị chậm thanh toán 10.228 tỷ đồng.
10 tổ chức phát hành công bố phương án tái cơ cấu trái phiếu, trong đó 8 tổ chức công bố kéo dài kỳ hạn trái phiếu/ gia hạn thời gian thanh toán lãi trái phiếu và 2 tổ chức công bố phương án hoán đổi một phần trái phiếu sang tài sản khác.
“Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 141.209 tỷ đồng. Gần 50% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 70.140 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 25.811 tỷ đồng (chiếm 18% giá trị tới hạn)”, VBMA cho biết.
Minh Quân
Mức lãi suất dưới 10% thường được các ngân hàng áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu của chu kỳ vay, dài nhất là 1 năm. Hết thời gian ưu đãi, hầu hết các ngân hàng đều tính theo lãi suất thả nổi, phổ biến ở mức 12-13,5%.
Vì là tăng trưởng mạnh dựa trên sự hưng thịnh của thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh được lợi từ hệ sinh thái liên quan đến bất động sản trong những năm qua, nên e ngại rằng, sự tăng trưởng của TCB cũng sẽ hãm lại trong những quý tiếp theo.
Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân đồng thời hỗ trợ các khách hàng, kể từ đầu tháng 8 này, lãi suất của nhiều ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, Saigonbank… đã đồng loạt hạ.
Hiện mức độ tiếp xúc của ngành ngân hàng với bất động sản ngày càng tăng. Theo thống kê của NHNN, quy mô tín dụng vào ngành bất động sản (gồm cho vay và TPDN) hiện nay cao hơn đáng kể so với trước đây.
Nếu chỉnh giá vàng để bớt cong vênh, việc đánh giá lại tài sản của SJC sẽ khiến công ty có thể phải trích lập khoản không hề nhỏ.