Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) cho biết, năm 2022, toàn quốc đã xảy ra 1.741 vụ cháy, làm chết 110 người, bị thương 86 người.
Thiệt hại về tài sản sơ bộ ước tính khoảng 634,077 tỷ đồng và 1.532,69 ha rừng.
So với năm 2021, số vụ cháy giảm 504 vụ (22,45%), tăng 25 người chết, giảm 44 người bị thương, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính tăng 259,657 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2022 xảy ra 3.449 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện; sự cố cháy trong nhà dân và cháy cỏ, rác…
Riêng trong quý I/2023, toàn quốc xảy ra 409 vụ cháy, làm chết 19 người, bị thương 11 người; về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 22,09 tỷ đồng. Cùng với đó, cả nước ghi nhận 1.311 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và cháy cỏ, rác.
So với quý I/2022, tình hình cháy giảm cả 3 tiêu chí. Theo đó, số vụ cháy giảm 34 vụ (-7,67%, 409/443 vụ); giảm 5 người chết (17/21 người); giảm 14 người bị thương (11/25 người); thiệt hại về tài sản giảm 35,83 tỷ đồng (22,09/57,92 tỷ đồng).
Trong những năm gần đây, theo thống kê bình quân mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 2.000 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng trên 500 tỷ đồng, làm 90 người chết và 120 người bị thương.
Trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 30 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, mặc dù số vụ chỉ chiếm khoảng 1% tổng số nhưng thiệt hại về tài sản do các vụ cháy lớn gây ra chiếm tới trên 70% tổng thiệt hại.
Các số liệu phân tích, thống kê cho thấy cháy nhà dân chiếm trên 60%, nhất là loại hình nhà dân kết hợp vừa để ở vừa sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ. Đây cũng là loại hình thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người khi cháy xảy ra.
Trong khi đó, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản chủ yếu xảy ra tại các cơ sở trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có các mặt hàng dễ cháy như nông sản, dệt may, gỗ, mút xốp, bao bì, cháy chợ...
Cần trang bị tốt nhất có thể cho các lực lượng PCCC và CNCH
Về công tác cứu nạn cứu hộ, theo Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, năm 2022, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tham gia 2.713 vụ CNCH; hướng dẫn thoát nạn cho hàng nghìn người, trực tiếp tổ chức cứu được 701 người và tìm được 753 thi thể nạn nhân (do các vụ như tai nạn giao thông, đuối nước, tự tử…) bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Riêng trong Quý I/2023, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tham gia 212 vụ CNCH, tổ chức cứu được 116 người; tìm kiếm được 127 thi thể, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh cho rằng công tác PCCC và CNCH còn khó khăn bất cập do nhận thức, ý thức của một bộ phận người dân về công tác PCCC và CNCH chưa cao; Còn tình trạng một số chủ đầu tư không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư xây dựng, tự ý đưa công trình vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
Đặc biệt, hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ công tác PCCC và CNCH chưa được đầu tư phát triển đúng tầm, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa coi trọng đến công tác PCCC và CNCH.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PCCC và CNCH, trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH còn khiêm tốn, chưa tương xứng yêu cầu, nhiệm vụ; nhiều địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, phải phụ thuộc vào ngân sách Trung ương nên nguồn ngân sách cho hoạt động PCCC và CNCH còn hạn chế…
Chỉ đạo về lĩnh vực này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gợi ý cần nghiên cứu cơ chế phối hợp nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác PCCC và CNCH; đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về PCCC; chuẩn bị thật tốt các dự án đầu tư trong lĩnh vực PCCC để kịp thời tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc sản xuất trang thiết bị để trang bị tốt nhất có thể cho các lực lượng làm công tác PCCC và CNCH thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, an toàn hơn.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ các lực lượng PCCC và CNCH hoàn thành tốt trọng trách hết sức đặc biệt liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân, trong đó tính mạng của con người là vô giá,” Phó Thủ tướng khẳng định.
Thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ cự cãi, thậm chí ẩu đả giữa các tài xế và bảo vệ khu chung cư, khu đô thị liên quan đến vấn đề khóa bánh ô tô.
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Không chỉ là “house” – ngôi nhà thuần túy vật chất, nhiều người Hà Nội đang đi tìm “home” – mái ấm có sự sẻ chia, kết nối và mỗi thành viên đều tìm thấy niềm vui cho riêng mình.
Cầu Nam Lý ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng đã được ấn định ngày thi công trở lại, trước ngày 10/4 và dự kiến hoàn thành vào quý II/2024.
Trong số nhà đất bị thu hồi, quận Hải Châu có một cơ sở, 2 cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, 2 cơ sở trên địa bàn quận Sơn Trà, 2 cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu và 37 cơ sở nhà đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Tính tới thời điểm phát hành thành công 7.200 tỷ đồng trái phiếu, doanh nghiệp này mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng, hết thời hạn đăng ký, dự án trên chỉ ghi nhận duy nhất một nhà đầu tư tham gia, đó là Công ty CP Vinhomes.
Dự án có 3 mặt tiền nằm tại nút giao Trần Thái Tông – Tôn Thất Thuyết được Hà Nội giao cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2008 để xây trụ sở. Tuy nhiên, trải qua 15 năm, dự án vẫn để hoang cho cỏ mọc.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)…
Trong bối cảnh thị trường khó khăn chung về nguồn cung, những dự án sơ cấp với thông tin rõ ràng, pháp lý vững chắc được săn đón.