Trong chia sẻ mới đây, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho biết, ngân hàng này đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình Đại hội cổ đông thông qua và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo gợi ý của cơ quan này.
"Xu hướng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng là tất yếu. Chúng tôi đang cân nhắc, lựa chọn một ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển để thực hiện việc sáp nhập, giúp MSB tăng quy mô nhanh hơn. PG Bank là một trong số các ngân hàng mà chúng tôi đang quan tâm", đại diện MSB xác nhận.
Thông tin lãnh đạo của MSB đưa ra trong thời điểm này được đánh giá khá “trùng hợp” khi mới đây, việc thoái vốn của cổ đông lớn duy nhất tại PG Bank cũng vừa được công bố.
Theo kế hoạch, đầu tháng 4 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex sẽ chào bán 120 triệu cổ phiếu, tương ứng 40% vốn điều lệ tại PG Bank thông qua phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Giá chào bán khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị chào bán ở mức 2.556 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, PG Bank là một trong số ít ngân hàng chào bán cổ phần lớn như vậy ra công chúng.
Lãnh đạo Petrolimex cho biết, quyết định thoái vốn khỏi PG Bank nhằm tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và để các nhà đầu tư có thể sở hữu tỷ lệ cao tại một ngân hàng thương mại cổ phần.
Cùng với ý muốn “sáp nhập thêm một ngân hàng” của MSB, thị trường cũng để ý trong vài năm gần đây, bộ máy lãnh đạo cao cấp của PG Bank đã có khá nhiều thay đổi trong đó, có sự gia nhập ngày càng nhiều của những lãnh đạo có “gốc” MSB.
Cụ thể, vào tháng 5/2020, ông Hoàng Xuân Hiệp, người từng đảm nhiệm nhiều cương vị cấp cao tại MSB như Phó tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty quản lý và Khai thác tài sản MSB đã sang đầu quân cho PG Bank và hiện là Phó tổng Giám đốc phụ trách Khối Xử lý và Thu hồi nợ, Phòng Pháp chế và Tuân thủ.
6 tháng sau, ông Nguyễn Phi Hùng, nguyên Phó tổng Giám đốc MSB cũng được bổ nhiệm làm quyền Tổng Giám đốc của PG Bank và hiện nay là Tổng Giám đốc của ngân hàng này.
Đến tháng 4/2021, thêm hai lãnh đạo cao cấp người nước ngoài của MSB cùng chuyển sang PG Bank giữ ghế Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng là ông Nilesh Banglorewala (cựu Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng của MSB) và ông Oliver Schwarzhaupt (cựu Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản lý Rủi ro của MSB).
Mới đây nhất, ngày 1/2/2023, ông Đỗ Thành Công, người từng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng của MSB như Giám đốc Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Hà Nội, Phó Giám đốc Khối Quản lý rủi ro, Thành viên Hội đồng tín dụng và đầu tư; Thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro; Thành viên Hội đồng xử lý rủi ro đã chính thức được bổ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định và Phê duyệt ngân hàng PG Bank.
Dự kiến MSB sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên ngày 21/4/2023 để báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 và thông qua nhiều kế hoạch quan trọng cho năm 2023. Thị trường đang chờ đợi thông tin về cuộc sáp nhật ngân hàng đầu tiên trong năm 2023. Khả năng MSB sẽ thế chỗ Petrolimex tại PG Bank là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tính đến hết ngày đăng ký và nộp tiền mua hợp lệ là 14/3, chỉ có hơn 20/102 triệu cổ phiếu được đăng ký, tương ứng BAB thu về hơn 300 tỷ đồng.
Hàng loạt ngân hàng thông báo giảm lãi suất tiếp kiệm với mức từ 0,1%. Hiện lãi suất bình quân các kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt 3,13%/năm, 2,85%/năm và 2,14%/năm xuống mức 1,77%/năm, 2,17%/năm và 4,65%/năm.
Trước VPBank, tập đoàn này từng hợp tác với hai định chế tài chính khác là Ngân hàng Eximbank và Tập đoàn Bảo Việt, tuy nhiên, cả hai thương vụ này đều không mang đến kết quả như mong đợi.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành cho hay, lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12% - mức lãi vay như vậy là quá cao, không phù hợp với nhà ở xã hội.
Theo Thống đốc, nguồn vốn chỉ là một trong các vướng mắc và tín dụng chỉ là một trong các kênh huy động vốn cho thị trường bất động sản.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã rót vốn cho Công ty cổ phần Gateway Thủ Thiêm, nơi có cổ đông sáng lập là Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn. Ngoài ra, OCB còn cho vay nhiều công ty "người quen" của vị chủ tịch này.
Nhìn vào bức tranh tài chính của các doanh nghiệp đã công bố báo cáo quý 2 vừa qua có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp có lợi nhuận đi lùi; trong khi đó, nợ vay thường cao gấp 2-3 lần vốn chủ sở hữu.
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 141.209 tỷ đồng. Gần 50% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 70.140 tỷ đồng.
Mức lãi suất dưới 10% thường được các ngân hàng áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu của chu kỳ vay, dài nhất là 1 năm. Hết thời gian ưu đãi, hầu hết các ngân hàng đều tính theo lãi suất thả nổi, phổ biến ở mức 12-13,5%.
Vì là tăng trưởng mạnh dựa trên sự hưng thịnh của thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh được lợi từ hệ sinh thái liên quan đến bất động sản trong những năm qua, nên e ngại rằng, sự tăng trưởng của TCB cũng sẽ hãm lại trong những quý tiếp theo.