Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. NHNN trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng.
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đối với các khoản lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), kể từ ngày được cơ cấu lại TCTD sẽ không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Chỉ thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính với TCTD.
Trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng, TCTD sẽ phải báo cáo NHNN về tình hình thực hiện việc cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước đó.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sự ra đời của Thông tư số 02 sẽ góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng qua đó góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các mục tiêu đề ra của năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025.
Việc FE Credit bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm phản ánh khả năng thanh toán kém đi của công ty do chất lượng tài sản suy yếu và rủi ro thanh khoản tăng lên bắt nguồn từ sự chênh lệch kỳ hạn đáng kể giữa tài sản có và tài sản nợ.
Tại đại hội, các vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản và TPDN của Techcombank nhận được rất nhiều sự quan tâm của cổ đông.
Không chia cổ tức, không sáp nhập thêm ngân hàng mới và đặc biệt là không còn room tín dụng... là những điều được nêu ra sau cuộc họp Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
Kết thúc 3 tháng đầu năm, Lienvietpostbank chỉ đạt lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.566 tỷ đồng, giảm 12,8% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, MB Bank ghi nhận lượng cho vay khách hàng tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng lại chuyển xấu khi ghi nhận nợ xấu tăng đến 54%. Cùng với đó là sự biến động thượng tầng đáng chú ý trước thềm đại hội…
Cho vay khách hàng đi xuống trong khi các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tại các TCTD khác cũng giảm kéo tổng tài sản của Saigonbank giảm mạnh trong quý 1/2023.
Tổng giám đốc VPBank khẳng định, từ nay đến cuối năm ngân hàng không có sức ép chuyển thành nợ xấu tại đây.
Sau khi rời Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch UBGSTCQG, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.
Việc VNPost thoái vốn tại ngân hàng nằm trong kế hoạch thực hiện phương án cơ cấu lại khoản vốn góp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.