Chiều 21/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.
Năm nay, ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Tổng tài sản dự kiến tăng 8% lên 230 nghìn tỷ; dư nợ tín dụng tăng 15%, đạt 141,7 nghìn tỷ; huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 10% đạt 142 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, kế hoạch 2023 được đặt ra trên cơ sở thận trọng, vừa duy trì tăng trưởng hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu. MSB sẽ đẩy mạnh tiến độ chiếm thị phần mảng khách hàng cá nhân của ngân hàng bán lẻ để mảng này trở thành động lực tăng trưởng chính của ngân hàng.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, HĐQT ngân hàng đề xuất không chia cổ tức, cổ phiếu thưởng trong năm 2023.
Đề xuất này của ngân hàng sau đó nhận được không ít chất vấn của các cổ đông khi hầu hết các ý kiến phát biêu đều đề nghị ngân hàng xem xét chia cổ tức bằng tiền. Đại diện một cổ đông sở hữu 6% vốn của nhà băng này cho rằng, MSB có đủ điều kiện chia cổ tức tiền mặt với nền tảng tài chính trong năm vừa qua.
Trước đề xuất của cổ đông, Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Linh cho biết, lợi nhuận ngân hàng sau khi trích lập các quỹ, phần còn lại là giá trị của cổ đông. Tuy nhiên, MSB cần củng cố hoạt động sau khi vừa tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng, vì thế đề nghị cổ đông thông qua việc không chia cổ tức. Ban lãnh đạo kỳ vọng năm nay có thể hoàn tất thương vụ bán vốn tại Công ty tài chính FCCOM với mức lợi nhuận cao, khi đó MSB có thể chia cổ tức cho cổ đông với mức tốt hơn.
Cũng tại đại hội, HĐQT MSB trình cổ đông thông qua việc nhận sáp nhập một tổ chức tín dụng là một ngân hàng thương mại đang hoạt động bình thường ở Việt Nam với các tiêu chí về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu ở mức trung bình trên thị trường, có chất lượng tín dụng tốt.
MSB cho biết mục đích của việc nhận sáp nhập nhằm tận dụng được hệ thống mạng lưới, nhân sự cũng như các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nhận sáp nhập nhằm tăng quy mô hoạt động của MSB và triển khai thành công chiến lược số hoá ngân hàng.
Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, MSB đã có kinh nghiệm từ năm 2015 nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong (MDB), mua lại Công ty Tài chính Dệt may cũng như việc hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo của NHNN.
Nội dung này sau đó trở thành một trong những chủ đề "nóng" nhất trong phiên họp. Những thắc mắc của cổ đông chủ yếu xoay quanh kế hoạch chi tiết hơn, gồm danh tính của ngân hàng MSB tìm hiểu, kế hoạch và phương hướng hoạt động trong tương lai.
Tuy nhiên, khi biểu quyết thông qua, tờ trình này chỉ nhận được sự đồng ý của các cổ đông đại diện hơn 56% số cổ phần tham dự đại hội, không đủ điều kiện thông qua theo quy định (65%).
Tại đại hội, cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, đến cuối tháng 3/2023, tổng tài sản ngân hàng ước đạt 236 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022; Tín dụng tăng 13,17%; gửi khách hàng đạt 126 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13%; TOI tăng 19%.
Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ, tăng 2% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 6%. Tỷ lệ CAR hợp nhất là 11,5%; CAR của ngân hàng mẹ là 11,38%, NIM ở mức cao so với mặt bằng đạt 5,1%.
Ông Linh cho biết, chỉ trong quý đầu tiên của năm, ngân hàng đã sử dụng hết “room” tín dụng của cả năm 2023. Theo đó, từ giờ tới cuối năm, ngân hàng sẽ phải thực hiện tái cơ cấu các khoản vay, tăng nguồn thu từ phí, đồng thời, tiếp tục xin Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng room tín dụng cho ngân hàng.
“MSB là ngân hàng tầm trung nên mặc dù được cấp room tín dụng cao nhưng thực chất con số tuyệt đối thì không cao. Nếu ngân hàng đảm bảo tốt các chỉ số an toàn, thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đưa vốn vào những lĩnh vực ưu tiên, sản xuất thì nhiều khả năng sẽ được tăng thêm room tín dụng”, ông Linh nói.
Trả lời thắc mắc của cổ đông về việc tỷ suất sinh lời khá thấp, lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ thấp hơn nhiều ngân hàng khác, ông Linh cho rằng, hoạt động ngân hàng được giám sát rất chặt chẽ về chi phí vốn, đầu vào, đầu ra. NIM của MSB hiện từ 4 – 5% là tương đối cao so với mặt bằng chung hệ thống ngân hàng.
“Tỷ suất sinh lời của MSB cũng không phải thấp so với vốn đầu tư. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động bền vững, chu kỳ có lên có xuống và chúng ta cần nhìn hoạt động của ngân hàng ở chu kỳ dài”, Tổng giám đốc MSB nói.
Kết thúc 3 tháng đầu năm, Lienvietpostbank chỉ đạt lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.566 tỷ đồng, giảm 12,8% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, MB Bank ghi nhận lượng cho vay khách hàng tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng lại chuyển xấu khi ghi nhận nợ xấu tăng đến 54%. Cùng với đó là sự biến động thượng tầng đáng chú ý trước thềm đại hội…
Cho vay khách hàng đi xuống trong khi các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tại các TCTD khác cũng giảm kéo tổng tài sản của Saigonbank giảm mạnh trong quý 1/2023.
Tổng giám đốc VPBank khẳng định, từ nay đến cuối năm ngân hàng không có sức ép chuyển thành nợ xấu tại đây.
Sau khi rời Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch UBGSTCQG, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.
Việc VNPost thoái vốn tại ngân hàng nằm trong kế hoạch thực hiện phương án cơ cấu lại khoản vốn góp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.
Việc đầu tư vào công ty chứng khoán có thể giúp HDBank mở rộng và khai thác hiệu quả hơn nữa tệp khách hàng hiện hữu thông qua cung cấp các dịch vụ như: tư vấn phát hành, tư vấn tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp...
Đại hội đồng cổ đông 2023 của ACB đã bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023 - 2028 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu LNTT đạt 20.058 tỷ đồng.
Ước tính ở vùng giá hiện tại, người nhà Phó chủ tịch HDBank có thể thu về khoảng 86 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.