Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 5:51

VNPost thoái vốn khỏi LienVietPostBank bất thành: "Lời mời chào" chưa đủ hấp dẫn?

Việc VNPost thoái vốn tại ngân hàng nằm trong kế hoạch thực hiện phương án cơ cấu lại khoản vốn góp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.

VNPost thoái vốn khỏi LienVietPostBank bất thành: "Lời mời chào" chưa đủ hấp dẫn? |

VNPost thoái vốn khỏi LienVietPostBank bất thành: "Lời mời chào" chưa đủ hấp dẫn?

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

 

Thất bại vì chưa hấp dẫn?

Theo kế hoạch, ngày 21/4 tới sẽ diễn ra phiên bán đấu giá cổ phần của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu.

Theo đó, VNPost dự kiến sẽ bán ra toàn bộ hơn 140,5 triệu cổ phần LPB với giá khởi điểm 22.908 đồng/cổ phiếu. Ước tính ở mức giá bán này, VNPost sẽ thu về khoảng 3.218 tỷ đồng nếu phiên đấu giá diễn ra thành công.

Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), việc thoái vốn lần này của VNPost tiếp tục bất thành khi hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 14/4/2023) đã không có nhà đầu tư đăng ký tham gia mua cổ phần của công ty.

Theo quy định tại Điều 14 Quy chế bán đấu giá cổ phần củaLienVietPostBank do VNPost sở hữu, phiên đấu giá cổ phần không đủ điều kiện để tổ chức. Sở giao dịch sẽ không thực hiện phiên đấu giá.

Đây không phải lần đầu tiên VNPost thất bại trong việc thoái vốn khỏi LienVietPostBank. Trước đó, hồi đầu năm 2022, VNPost từng chào bán đấu giá hơn 122 triệu cổ phiếu sở hữu (tương đương 10,15% vốn điều lệ LienVietPostBank) với giá khởi điểm là 28.930 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, việc thoái vốn đã không thành khi chỉ có 7 nhà đầu tư đăng ký mua 800 cổ phần trong khi không có nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước nào tham gia đợt đấu giá này.

Việc VNPost thất bại trong lần đấu giá lần này không quá bất ngờ. Với tỷ lệ cổ phiếu chào bán không lớn, chỉ 8,13% vốn điều lệ, đợt chào bán cổ phần này được đánh giá không đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức lớn tìm kiếm cơ hội mua lượng cổ phần đáng kể để có tiếng nói trong hoạt động quản trị, điều hành tại ngân hàng.

Trong khi đó, mức giá khởi điểm lại được chào quá cao, cao hơn tới 60% so với thị giá hiện nay của cổ phiếu này (kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu LPB đứng ở mức 14.300 đồng/cổ phiếu) cũng khiến cho thương vụ này trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư tiềm năng.

Mất đi lợi thế…

Việc VNPost thoái vốn tại ngân hàng nằm trong kế hoạch thực hiện phương án cơ cấu lại khoản vốn góp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Do đó, dù liên tục thất bại, nhưng việc VNPost rút vốn khỏi LienVietPostBank chỉ là chuyện một sớm một chiều. Người đại diện phần vốn góp của VNPost tại LienVietPostBank cũng đã chấm dứt tư cách thành viên HĐQT của LienVietPostBank, không tham gia quản trị điều hành tại LienVietPostBank từ giữa năm 2021.

Cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho 2 bên thực hiện chuyển nhượng cổ phần, đồng thời, nhấn mạnh LienVietPostBank có trách nhiệm phối hợp với VNPost thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thực hiện chuyển nhượng cổ phần và có phương án quản lý các đơn vị mạng lưới của LienVietPostBank (bao gồm hệ thống phòng giao dịch bưu điện), đảm bảo LienVietPostBank hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật.

Để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tài sản của người gửi tiền và an toàn hoạt động của LienVietPostBank, trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt mới xây dựng, NHNN đề xuất, LienVietPostBank không được thành lập mới phòng giao dịch bưu điện (PGDBĐ), không nâng cấp PGDBĐ.

Đồng thời, kể từ ngày VNPost thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của LienVietPostBank, PGDBĐ không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó và đến hạn trả, LienVietPostBank, PGDBĐ phải có biện pháp chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và chấm dứt hoạt động của PGDBĐ.

Trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn do nguyên nhân khách quan, LienVietPostBank tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật.

Được biết, tính đến tháng 6/2022, tổng số PGDBĐ của LienVietPostBank là 585, một con số đáng kể, bên cạnh 76 chi nhánh và 480 PGD thông thường.

Cũng cần lưu ý, các PGDBĐ từ lâu đã được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của LienVietPostBank. Sau hơn 10 năm cùng triển khai dịch vụ ngân hàng qua hệ thống các phòng giao dịch của bưu điện, đặt tại các bưu cục, văn hóa xã của VNPost, đến hết năm 2022, số dư tiền gửi tiết kiệm bưu điện đạt 79.770 tỷ đồng và đến hết tháng 2/2023, số dư tiền gửi tiết kiệm đạt trên 82.500 tỷ đồng, trở thành kênh huy động vốn đáng kể cho LienVietPostBank.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/vnpost-thoai-von-khoi-lienvietpostbank-bat-thanh-loi-moi-chao-chua-du-hap-dan-2120.htm

Tin liên quan