Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác; điều hành tỷ giá phù hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo Kết luận của Bộ Chính trị; khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn theo trình tự, thủ tục của Luật Các tổ chức tín dụng.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.
Sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật, tăng cường minh bạch, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
Agribank là ngân hàng đầu tiên công bố dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay nhà ở xã hội trong gói 120.000 tỷ đồng của ngành ngân hàng.
Thống kê cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 10 ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mức tăng trưởng lợi nhuận đa phần từ 10-15%. Duy nhất chỉ có một nhà băng lên kế hoạch lãi cao nhất 20%.
Giá phát hành cổ phiếu ESOP dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu, tức chỉ bằng 52% thị giá hiện tại của cổ phiếu HDB.
Ngày 7/4/2023, Petrolimex tổ chức đấu giá công khai 120 triệu cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) tại HOSE.
Mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 1 lần để mua 1 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định.
Việc đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi của Techcombank trong năm 2023 không ngoài dự báo của các công ty nghiên cứu chứng khoán và tổ chức xếp hạng ngân hàng.
Đến cuối năm 2022, nhóm Big 4 nắm giữ lượng tài sản thế chấp lên tới hơn 9,56 triệu tỷ đồng; trong đó, bất động sản thế chấp ở mức gần 7,3 triệu tỷ đồng, chiếm phần lớn lượng tài sản đang thế chấp tại 4 ngân hàng.
Ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 03/4/2023. Đây là lần thứ hai NHNN giảm lãi suất điều hành trong tháng 3/2023.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 1-2 ngày tới sẽ có văn bản chính thức triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Đó là thông tin được ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2023 của Bộ Tài chính.