Tài sản bảo đảm tại các ngân hàng hiện nay rất đa dạng từ bất động sản, vàng, đá quý, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, thậm chí cả phương tiện máy móc, nhà xưởng, ô tô, xe máy, đàn vịt, đàn gà….Tuy nhiên, tài sản chủ yếu và phổ biến được các ngân hàng ưa thích nhất vẫn là bất động sản.
Sở dĩ bất động sản được các nhà băng ưu tiên nhận cầm cố, thế chấp bởi đây là những tài sản có giấy tờ, chứng minh quyền sở hữu rõ ràng. Hơn nữa, giá trị bất động sản ít khi bị hao hụt như máy móc, xe cộ,.. mà thậm chí còn tăng giá trong tương lai.
Mặt khác, trong trường hợp nếu có phát sinh nợ xấu, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Có lẽ chính vì lý do trên mà hiện nay tài sản thế chấp ở các ngân hàng chiếm phần lớn là các bất động sản.
Số liệu từ BCTC của các ngân hàng công bố hiện nay cho thấy, ngân hàng sở hữu khối tài sản thế chấp là bất động sản lớn nhất hệ thống chính là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Tại ngân hàng này, bất động sản chiếm tỷ trọng đến 90% trong tổng tài sản thế chấp. Đây cũng là ngân hàng duy nhất ghi nhận tài sản bảo đảm bằng bất động sản trên mốc 2 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2022, tổng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng tại Agribank đã đạt mốc 2,53 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021. Bất động sản vẫn là tài sản đảm bảo chủ yếu tại ngân hàng, đạt gần 2,29 triệu tỷ đồng, tăng 13% và chiếm 90% trong tổng tài sản thế chấp.
Đứng thứ hai là BIDV với số bất động sản thế chấp được định giá hơn 1,77 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, 2 ngân hàng còn lại cũng có tài sản thế chấp là bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, gồm: Vietinbank với 1,71 triệu tỷ đồng và Vietcombank với 1,5 triệu tỷ đồng.
Hiện tổng tài sản thế chấp tại 3 nhà băng đều vượt trên 2 triệu tỷ đồng. Cụ thể, VietinBank (2,5 triệu tỷ đồng), BIDV (2,46 triệu tỷ đồng), Vietcombank (2,1 triệu tỷ đồng).
Như vậy, đến cuối năm 2022, nhóm Big 4 đang nắm giữ lượng tài sản thế chấp lên tới hơn 9,56 triệu tỷ đồng; trong đó, bất động sản thế chấp ở mức gần 7,3 triệu tỷ đồng, chiếm phần lớn lượng tài sản đang thế chấp tại các ngân hàng.
Đáng chú ý, do nắm nhiều tài sản thế chấp là bất động sản cho nên thời gian qua, các ngân hàng này cũng “đua nhau” rao bán thanh lý tài sản thế chấp từ nhà ở, căn hộ, nhà xưởng đến đất thương mại dịch vụ,.. của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhưng không có khả năng trả để thu hồi nợ, nhất là khi thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “nguội lạnh” trở lại.
Theo thông tin từ báo chí, mới đây, Ngân hàng (NH) TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ (bán gộp, không bán lẻ) của Công ty TNHH Thanh Trang, Công ty TNHH MTV Nước giải khát Việt Trang và Công ty TNHH MTV Hoàng Lan tại BIDV Thừa Thiên - Huế.
Giá khởi điểm khoản nợ gồm cả gốc, lãi, phí là hơn 186 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là một loạt quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình xây dựng cấp cho các doanh nghiệp này ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng BIDV Chi nhánh 3 Tháng 2 cũng đang lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty CP Kim khí Long An với tài sản thế chấp là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, TP. HCM; quyền sở hữu nhà ở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai… Giá khởi điểm của khoản nợ này là hơn 161 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank cũng nháo nhác rao bán loạt tài sản bảo đảm là bất động sản ở nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước để xử lý, thu hồi nợ xấu.
Ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 03/4/2023. Đây là lần thứ hai NHNN giảm lãi suất điều hành trong tháng 3/2023.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 1-2 ngày tới sẽ có văn bản chính thức triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Đó là thông tin được ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2023 của Bộ Tài chính.
NHNN tiếp tục có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Trong vài năm gần đây, bộ máy lãnh đạo cao cấp của PG Bank đã có khá nhiều thay đổi, trong đó có sự gia nhập ngày càng nhiều của những lãnh đạo có “gốc” MSB.
Tính đến hết ngày đăng ký và nộp tiền mua hợp lệ là 14/3, chỉ có hơn 20/102 triệu cổ phiếu được đăng ký, tương ứng BAB thu về hơn 300 tỷ đồng.
Hàng loạt ngân hàng thông báo giảm lãi suất tiếp kiệm với mức từ 0,1%. Hiện lãi suất bình quân các kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt 3,13%/năm, 2,85%/năm và 2,14%/năm xuống mức 1,77%/năm, 2,17%/năm và 4,65%/năm.
Trước VPBank, tập đoàn này từng hợp tác với hai định chế tài chính khác là Ngân hàng Eximbank và Tập đoàn Bảo Việt, tuy nhiên, cả hai thương vụ này đều không mang đến kết quả như mong đợi.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành cho hay, lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12% - mức lãi vay như vậy là quá cao, không phù hợp với nhà ở xã hội.
Theo Thống đốc, nguồn vốn chỉ là một trong các vướng mắc và tín dụng chỉ là một trong các kênh huy động vốn cho thị trường bất động sản.