Mới đây, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh - Đất Xanh Service (DXS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2022; lợi nhuận sau thuế cổ đồng công ty mẹ 126 tỷ đồng, giảm 62%.
Năm 2022, doanh thu thuần của DXS đạt 4.096 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 530 tỷ đồng, giảm lần lượt 5% và 39% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng giảm gần 41% về còn 345 tỷ đồng.
Công ty cho biết, cũng sẽ không thực hiện chia cổ tức cho năm 2022 và dự kiến năm 2023 sẽ thực hiện chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.
Phát biểu tại đại hội, ông Dương Văn Bắc, Thành viên HĐQT Đất Xanh Services, cho biết có hai lý do chính cho việc công ty lên kế hoạch lãi ròng năm nay giảm mạnh.
Thứ nhất là bởi cấu trúc sản phẩm. Năm 2023, dự kiến phần môi giới bao tiêu giảm tương đối và mảng này có biên lợi nhuận cao hơn so với môi giới truyền thống do đó kéo biên lợi nhuận giảm.
Thứ hai là một số khoản phải thu từ các công ty con phải trích lập dự phòng. Bởi bối cảnh hiện nay, các chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tài chính. Đây cũng là nguyên ngân chính khiến lợi nhuận kế hoạch sụt giảm đáng kể.
Ngoài ra, công ty vừa phân phối các dự án của Đất Xanh cũng như các chủ đầu tư khác. Pháp lý dự án tại các vùng bán được hàng như TP.HCM, Hà Nội và lân cận bị ách tắc rất mạnh. Còn những khu vực sẵn hàng để bán thì thị trường tiêu thụ rất chậm.
"Khi dự án ở những vùng bán được nhưng không có hàng thì sẽ dẫn đến doanh thu lợi nhuận giảm. Tình trạng pháp lý ách tắc cũng là một nguyên nhân khiến kế hoạch kinh doanh được đưa ra thấp. Công ty cũng ko kỳ vọng năm nay có quá nhiều hàng để bán", ông Bắc nói.
Đại diện của công ty cũng cho biết, năm 2023, DXS sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm: Tái cơ cấu hệ thống mạnh mẽ trên nguyên tắc phát triển bền vững; Duy trì mảng kinh doanh cốt lõi là dịch vụ bất động sản; Tăng cường đào tạo con người, duy trì và phát triển nhân sự nòng cốt; Hoàn thành chuyển đổi số toàn diện hệ thống quản trị.
Ban lãnh đạo DXS cho biết, mục tiêu trong năm 2023 là duy trì an toàn thanh khoản, cân đối tài chính, tiết giảm định phí hoạt động và tối ưu hiệu suất sử dụng dòng tiền. Bản chất hoạt động môi giới cũng không cần vay nợ lớn, vì vậy hệ thống DXS không ưu tiên gia tăng nợ vay. Toàn bộ nợ vay đến hạn trong năm 2023 đều đã và đang được thu xếp, làm việc với từng ngân hàng, lập kế hoạch và lộ trình thanh toán cụ thể. Doanh nghiệp cũng tập trung cho công tác thu hồi công nợ, đặc biệt là thu hồi tiền hoa hồng và ký quỹ từ các chủ đầu tư.
Tại buổi họp, cổ đông DXS đã chấp thuận phương án phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP và 121 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (cổ phiếu thưởng) để tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Trong đó, với cổ phiếu thưởng, cổ đông hiện hữu được phân phối cổ phiếu theo tỷ lệ 26,7% và quyền nhận cổ phiếu không được phép chuyển nhượng.
Ông Bắc cho biết, việc phát hành để tăng vốn lần này xuất phát từ nhu cầu kinh doanh. Bởi vì, khi các công ty thành viên, đội kinh doanh đi tiếp cận chủ đầu tư để lấy dự án về phân phối thì một trong những tiêu chí thường được quan tâm là quy mô vốn và năng lực tài chính của đơn vị phân phối.
"Hai năm trước, Đất Xanh Services gần như là doanh nghiệp môi giới bất động sản lớn nhất về quy mô vốn nhưng vừa qua vốn không tăng nhiều. Do đó, để tăng lợi thế cạnh tranh và chứng minh năng lực tài chính với các chủ đầu tư, ban lãnh đạo đã quyết định tăng vốn điều lệ", ông Bắc nói.
Còn với phương án phát hành ESOP, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: "Năm 2022, thị trường khó khăn nên công ty đã tiến hành cắt giảm chi phí lương. Nếu khôi phục lương vào hiện tại thì cần dòng tiền rất lớn nên giải pháp phù hợp lúc này là ESOP”.
Do đó, ESOP là cách để có thể bù đắp cho cán bộ nhân viên, từ đó giữ được nhân sự. Đồng thời, công ty cũng không cần chi tiền mặt ra trong giai đoạn này và gắn được lợi ích của cán bộ nhân viên với doanh nghiệp.
Dự kiến sau khi thực hiện thành công các đợt phát hành này, vốn điều lệ của Đất Xanh Services sẽ tăng từ 4.531 tỷ đồng lên hơn 5.791 tỷ đồng.
Theo kết quả khảo sát PCI 2022, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận tín dụng. Đáng nói, trong năm 2022, tiếp cận tín dụng đã trở thành mối lo lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, “ông lớn” bất động sản này đã có một năm kinh doanh khá khó khăn.
Từ ngày 08/4/2023 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
Nếu như mấy năm trở lại đây, Novaland từng nhiều năm liền là á quân trong danh sách này thì năm nay Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đã vươn lên thế chân vào vị trí trên.
Sau khi mua lại lô trái phiếu trên, DIG Corp chỉ còn dư nợ của 2 lô trái phiếu DIGH2124002 và DIGH2123003.
Theo báo cáo, năm 2022, BIM Land lãi sau thuế đạt 1.745 tỷ đồng, bằng 84% cùng kỳ năm 2021 (đạt 2.069 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp có giá trị phát hành riêng lẻ lớn trong quý, gồm: Công ty TNHH Phát triển đô thị Hưng Yên với 7.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư kinh doanh và phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam với 4.695 tỷ đồng…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX) vừa công bố đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn. Cụ thể là ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 xin nghỉ vì lý do cá nhân.
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,25% sau khi doanh thu và lợi nhuận cùng giảm khoảng 96% sau 5 năm. Bên cạnh đó, NHS Group còn cầm cố tài sản liên quan dự án Trung Văn.
Trong quý 1/2023, cả nước có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.