Theo ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Giám đốc Dự án PCI, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.
Kết quả khảo sát PCI cho thấy, tại thời điểm năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng là 49,4%, đến các năm 2018 và 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp cận tín dụng lần lượt là 45% và 43%. Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, vẫn có 42,9% doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng chỉ còn 35,4% trong năm 2021 và đến năm 2022, tỷ lệ này chỉ còn là 17,8%.
Ông Đậu Anh Tuấn cho biết, tiếp cận tín dụng là khó khăn chung của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, song các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ đang là nhóm khó tiếp cận tín dụng hơn cả trong năm 2022. Trong đó, với nhóm các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống, tỷ lệ doanh nghiệp đang tiếp cận tín dụng chỉ là 11,3%, thấp hơn đáng kể so với các nhóm còn lại. Với nhóm có quy mô vốn từ trên 3 tỷ đến 10 tỷ đồng, tỷ lệ này là 20,5%. Tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay ngân hàng ở nhóm doanh nghiệp quy mô vốn 10-20 tỷ đồng là 28,3%. Ở các nhóm còn lại, tỷ lệ doanh nghiệp đang tiếp cận vốn cũng chỉ xung quanh mức 25 - 35%.
Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Giám đốc Dự án PCI, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thông tin tại buổi lễ công bố chỉ số PCI 2022. |
Cũng theo ông Tuấn, Báo cáo kết quả khảo sát PCI 2022 cho thấy, trở ngại lớn nhất là việc doanh nghiệp không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp (79,4%). Cùng với đó là một loạt các khó khăn tiếp cận tín dụng khác có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong năm 2022.
Cụ thể, “các ngân hàng, tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân” (58,7% - tăng mạnh từ con số 41,8% của năm 2021); “thủ tục vay vốn phiền hà” (58,6% so với 46,2% năm 2021); tình trạng “doanh nghiệp phải “bồi dưỡng” cho cán bộ tín dụng để vay vốn” (55,8% trong khi năm 2021 là 37,3%), và “cán bộ tín dụng cố tình bắt lỗi, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ của doanh nghiệp” (49,8% trong khi năm 2021 là 27,4%).
Bên cạnh những vấn đề đã nêu, trong năm 2022, một trong những chương trình hỗ trợ tín dụng quan trọng cho doanh nghiệp là gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tuy vậy, theo kết quả khảo sát PCI 2022, chỉ 29,5% doanh nghiệp có biết tới chương trình này, song chỉ khoảng 2% doanh nghiệp cho biết đã nhận được khoản vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.
Con số này tương đối thấp và khá sát với những phản ánh liên tục trên báo chí trong thời gian gần đây (khi tính đến cuối tháng 12/2022, số tiền lãi đã hỗ trợ mới đạt khoảng 135 tỷ đồng cho hơn 1700 khách hàng). Đáng lưu ý, có tới 56,7% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ này”, ông Tuấn cho hay.
Đáng nói, khó đáp ứng điều kiện cho vay được cho là rào cản chính khiến việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa như kỳ vọng. Và theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay và các ngân hàng thương mại, tiêu chí “có khả năng phục hồi” (quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2022/NĐ-CP) chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Tờ trình số 151/TTr-NHNN ngày 20/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng phản ánh thực tế từ các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cho thấy, dù nhiều doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng họ cũng không chắc chắn doanh nghiệp mình đáp ứng tiêu chí “có khả năng phục hồi”. Bởi, để có thể đáp ứng tiêu chí này thì nhiều chỉ số kinh doanh như: doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, triển vọng thị trường đều phải tích cực.
Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, chi phí sản xuất gia tăng và áp lực lạm phát lớn thì việc đo lường các chỉ tiêu này và chứng minh đáp ứng được yêu cầu đủ để nhận hỗ trợ là một thách thức lớn.
Thực tế, kết quả khảo sát PCI 2022 cho thấy, có 74,8% doanh nghiệp cho biết điều kiện cho vay khó khăn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%. Bên cạnh đó, cũng có đến 12,3% doanh nghiệp phản ánh về sự thiếu minh bạch trong quy trình thủ tục, 5,6% doanh nghiệp cho biết, thời hạn cho vay ngắn và 7,5% doanh nghiệp gặp những khó khăn khác trong quá trình thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, “ông lớn” bất động sản này đã có một năm kinh doanh khá khó khăn.
Từ ngày 08/4/2023 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
Nếu như mấy năm trở lại đây, Novaland từng nhiều năm liền là á quân trong danh sách này thì năm nay Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đã vươn lên thế chân vào vị trí trên.
Sau khi mua lại lô trái phiếu trên, DIG Corp chỉ còn dư nợ của 2 lô trái phiếu DIGH2124002 và DIGH2123003.
Theo báo cáo, năm 2022, BIM Land lãi sau thuế đạt 1.745 tỷ đồng, bằng 84% cùng kỳ năm 2021 (đạt 2.069 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp có giá trị phát hành riêng lẻ lớn trong quý, gồm: Công ty TNHH Phát triển đô thị Hưng Yên với 7.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư kinh doanh và phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam với 4.695 tỷ đồng…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX) vừa công bố đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn. Cụ thể là ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 xin nghỉ vì lý do cá nhân.
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,25% sau khi doanh thu và lợi nhuận cùng giảm khoảng 96% sau 5 năm. Bên cạnh đó, NHS Group còn cầm cố tài sản liên quan dự án Trung Văn.
Trong quý 1/2023, cả nước có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Trong năm 2023, Datxanh Services - công ty con của Đất Xanh Group đặt mục tiêu doanh thu dự kiến đạt 3.800 tỷ đồng, lãi ròng đạt 126 tỷ đồng, giảm 62% so với năm 2022.