Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tại đại hội, Ban lãnh đạo TPBank đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận đạt mức 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2022.
Để đạt được con số trên, tổng tài sản dự kiến tăng 7% lên 350.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 ước tăng 6% lên 306.960 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu ở mức dưới 2,2% và tỷ lệ an toàn vốn đạt 12,6%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, với lợi nhuận sau thuế đạt gần 6.261 tỷ đồng, TPBank dự kiến trích 313 tỷ cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và 5 tỷ cho quỹ khen thưởng.
Ngân hàng cũng đề xuất trích hơn 2.102 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối của năm 2022 là gần 3.215 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 6.199 tỷ đồng, lên 22.016 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Tại đại hội, các cổ đông đã chất vấn lãnh đạo TPBank nhiều vấn đề nóng từ cổ tức, cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đến việc cho Novaland vay vốn làm dự án.
Cổ đông: TPBank đánh giá như thế nào về chất lượng trái phiếu doanh nghiệp đang sở hữu?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng : Hầu hết các khoản đầu tư TPDN của ngân hàng đều có tài sản bảo đảm. Việc trích lập dự phòng và phân loại được thực hiện theo đúng quy định của NHNN và quy định pháp luật. Các khoản trái phiếu này không có quá nhiều, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng dư nợ và đều được quản lý tốt.
Gần đây TPBank có ký kết thỏa thuận về việc hợp tác triển khai xây dựng hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, ngân hàng đã cấp tín dụng ra sao với dự án này và đánh giá khả năng trả nợ như thế nào?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng : Đối với dự án The Grand Manhattan của Novaland, có thể nói đây là một trong những dự án tốt nhất, là 1 trong 7 dự án được UBND TP HCM ưu tiên tháo gỡ.
Đến nay, đây là dự án đã được tháo gỡ pháp lý và đã hoàn thành phần cất nóc. Chúng tôi cũng đã phân tích rất kỹ về việc người mua trông chờ vào việc xây dựng dự án có khả năng hoàn thành không, có giao nhà đúng thời hạn không .
Dự án đã bán được gần 90%, chỉ còn 10% và kể cả giảm giá xuống mức tối đa thị trường thì dự án này vẫn thừa khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng làm gì cũng rất chặt chẽ và điều này cũng phù hợp với chủ trương của NHNN, Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn.
Cổ đông: TPBank sở hữu bao nhiêu trái phiếu của Novaland? Số dư trái phiếu của Tập đoàn DOJI tại Chứng khoán ORS là bao nhiêu?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank không sở hữu trái phiếu nào của Novaland, còn danh mục trái phiếu đầu tư của ORS thì thuộc phạm vi của ORS không phải của ngân hàng.
Chủ tịch Đỗ Minh Phú : Tập đoàn DOJI đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại chứng khoán ORS vào cuối năm ngoái.
Cổ đông: Vì sao ngân hàng không tăng vốn điều lệ 50% thay vì 39%?
Chủ tịch Đỗ Minh Phú : Việc chia cổ tức, tăng vốn phải xem xét dựa trên vốn chủ sở hữu có thể để chia cổ tức, tăng vốn. Chúng tôi đã cân đối, thấy việc tăng 39% là phù hợp và không muốn tăng hết mà phải dự trữ để phục vụ các kế hoạch. Thông thường các ngân hàng chỉ tăng 20% vốn điều lệ. Tính đến 31/12/2022 chúng ta có hơn 32.000 tỷ vốn chủ sở hữu, do đó chúng ta vẫn có thể tăng thêm trong những năm kế tiếp.
Cổ đông: Ngân hàng có chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong những năm tới không?
Chủ tịch Đỗ Minh Phú :Trước thềm đại hội, các cổ động đã được nhận cổ tức bằng tiền mặt với tổng quy mô chi trả là 4.000 tỷ. Đây là một con số khá lớn. Việc quyết định trả cổ tức tiền mặt được xem xét trên nỗ lực đóng góp của các cổ đông và để kỷ niệm 15 năm thành lập của ngân hàng, để chi ân các cổ đông.
Về kế hoạch trong thời gian tới thì mỗi ngân hàng có một định hướng khác nhau về việc phân phối lợi nhuận, với TPBank chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận để chia cho các cổ đông.
Kể từ năm 2023 đến các năm kế tiếp, nếu ngân hàng vẫn có kết quả kinh doanh ấn tượng chúng tôi sẽ duy trì cổ tức theo 2 phần là cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu. Trong đó, cổ tức bằng tiền mặt vẫn chiếm 1 phần đáng kể và sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh…
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của Novaland, MB hiện đang là chủ nợ lớn thứ hai của doanh nghiệp với 9.428 tỷ đồng.
Để thực hiện việc trên, tờ trình đề nghị cổ đông tiếp tục giao và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan như Nghị quyết số 25 ngày 23/8/2022 đã thông qua.
Báo cáo mới công bố cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2023 của TPBank là 2.497 tỷ đồng, tăng mạnh tới 84% so với cuối năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đó là quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Việc FE Credit bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm phản ánh khả năng thanh toán kém đi của công ty do chất lượng tài sản suy yếu và rủi ro thanh khoản tăng lên bắt nguồn từ sự chênh lệch kỳ hạn đáng kể giữa tài sản có và tài sản nợ.
Tại đại hội, các vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản và TPDN của Techcombank nhận được rất nhiều sự quan tâm của cổ đông.
Không chia cổ tức, không sáp nhập thêm ngân hàng mới và đặc biệt là không còn room tín dụng... là những điều được nêu ra sau cuộc họp Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
Kết thúc 3 tháng đầu năm, Lienvietpostbank chỉ đạt lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.566 tỷ đồng, giảm 12,8% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, MB Bank ghi nhận lượng cho vay khách hàng tăng cao, nhưng chất lượng tín dụng lại chuyển xấu khi ghi nhận nợ xấu tăng đến 54%. Cùng với đó là sự biến động thượng tầng đáng chú ý trước thềm đại hội…