Nhiều chuyển biến mới tích cực từ chính sách
Khác với sự trầm lắng cuối năm 2022, trong 3 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản liên tục đón nhận tin vui khi hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước được ban hành.
Nổi bật là Nghị quyết số 33/2023/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững;
Nghị quyết 08/2023/NĐ-CP giúp giải tỏa áp lực thanh toán trái phiếu cho doanh nghiệp, phục hồi niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường;
Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” hay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của bốn ngân hàng thương mại dành cho chủ đầu tư và cá nhân vay mua nhà tại dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5 - 2%.
Đặc biệt, chỉ trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm lãi suất điều hành, đánh dấu cho sự chuyển biến quan trọng của chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Theo đó, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,43%/năm so với cuối năm 2022 và đã có khoảng 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân. Hiện lãi suất sau giảm của các ngân hàng giao động từ 10 - 10,9%.
Nhìn nhận một cách thẳng thắn, giới đầu tư cho rằng chính sách nêu trên chưa tạo ra nhiều chuyển biến cho thị trường bất động sản trong ngắn hạn do còn nhiều vướng mắc cũng như mọi thứ cần thời gian để "ngấm" nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra tâm lý tích cực đối với thị trường.
Với Nghị quyết 33 và Nghị định 08, nhà đầu tư sẽ nhận thấy cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giải cứu thị trường bất động sản, không để thị trường rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt. Còn động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và gói tín dụng các ngân hàng thương mại thì chưa thể hỗ trợ được thị trường, tính khả thi không cao nhưng lại mang đến tín hiệu lạc quan về việc thị trường đang có những yếu tố hỗ trợ, có khả năng phục hồi trong thời gian tới. Đặc biệt là thể hiện rõ quan điểm “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.
Doanh nghiệp địa ốc vừa làm vừa ngóng
Mặc dù đã có nhiều chính sách được ban hành nhưng khả năng chuyển biến của thị trường bất động sản chưa rõ ràng do cần một khoảng thời gian đủ dài để các chính sách được “ngấm”. Vì vậy, bức tranh chung của thị trường bất động sản quý 1/2023 vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trầm lắng, ảm đạm.
Trong bối cảnh này, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đã phải chủ động tái cấu trúc để “cứu mình”. Theo đó, hàng loạt các chính sách chiết khấu, hạ giá bán được các chủ đầu tư đưa ra nhằm kích cầu người mua, tăng giao dịch và phục hồi thanh khoản.Tuy nhiên, dù chủ động tái cấu trúc, các doanh nghiệp bất động sản vẫn trong tâm thế “vừa làm vừa ngóng”.
Doanh nghiệp ngóng những nút thắt pháp lý được tháo gỡ, ngóng dòng tiền được bơm vào thị trường và đặc biệt là ngóng tâm lý nhà đầu tư dần cải thiện. Đó là lý do, một số chủ đầu tư hiếm hoi có hàng ở giai đoạn hiện tại nhưng chưa sẵn sàng mở bán.
Có thể nói, toàn bộ thị trường bất động sản đang “nín thở”, không hoàn toàn “án binh bất động” nhưng luôn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi từng động thái từ phía Chính phủ. Đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Họ luôn chờ đợi các tín hiệu tích cực từ thị trường để nhanh chóng ra hàng, để tái đầu tư.
Nhà đầu tư thận trọng “dò đường”
Những cú sốc của thị trường bất động sản trong năm 2022 đã khiến tâm lý nhà đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng. Không ít nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Tình trạng này dù không còn nặng nề trong những tháng đầu năm 2023, song nhìn chung, nhà đầu tư vẫn rất e dè và thận trọng trước khi “xuống tiền”.
Theo khảo sát mới đây của Batdongsan.com.vn về xu hướng của nhà đầu tư bất động sản quý 1/2023, có 36% nhà đầu tư hiện nay giữ bất động sản chờ thị trường ổn định, quyết định không giao dịch; 29% nhà đầu tư giữ tiền chờ cơ hội tốt hơn để đầu tư; 31% nhà đầu tư hạ giá bất động sản, bán cắt lỗ. Như vậy có 65% nhà đầu tư đang quyết định chờ đợi.
Nhóm có nhu cầu mua ở thực cũng có diễn biến tâm lý, hành động tương tự. Cụ thể, 43% tiếp tục chờ bất động sản giảm giá để mua; 37% mua bất động sản cắt lỗ, giảm giá; 15% không có đủ tiền/không vay được để mua; 4% bỏ kế hoạch mua nhà vì giá vẫn quá cao.
Tâm lý thận trọng “dò đường”, chờ đợi của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là điều dễ hiểu bởi thị trường bất động sản vẫn còn những “nốt trầm”, chưa hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, tâm lý này sẽ nhanh chóng được cải thiện bởi bất động sản vẫn là một trong những kênh đầu tư quan trọng và có sức hấp dẫn nhất định.
Hơn hết, với những động thái quan tâm và hỗ trợ từ phía Chính phủ, sự tự điều chỉnh của các doanh nghiệp để hướng tới việc làm ăn minh bạch, lành mạnh thì nhà đầu tư sẽ nhanh chóng được củng cố niềm tin, lấy lại tinh thần để tham gia vào thị trường bất động sản.
Bí quyết dành cho những người muốn thành công trong lĩnh vực bất động sản rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm bắt được nguyên tắc lý thuyết và áp dụng thuần thục vào thực hành.
Theo báo cáo căn hộ vừa mới phát hành của Cushman & Wakefield trong quý 1/2023, các chủ đầu tư e ngại mở bán các dự án mới do những tác động bất lợi của việc kiểm soát tín dụng và sự lo lắng của khách hàng liên quan đến các vấn đề pháp lý...
Các địa phương có mức giảm giá nhiều, gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hoà và Đồng Nai…
Theo báo cáo về thị trường bất động sản tại Hà Nội quý I/2023 của Savills, phân khúc biệt thự/liền kề tại Hà Nội vẫn khá “tĩnh lặng” với những thay đổi không nhiều về nguồn cung, giá sơ cấp cũng như giao dịch.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ, dự thảo Luật kinh doanh BĐS lần này bổ sung quy định về nhận tiền đặt cọc khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và thực hiện giao dịch theo đúng quy định.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS chưa có quy định rõ ràng về cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách hàng, người tham gia vào giao dịch BĐS hoặc tham gia sàn giao dịch, hậu quả pháp lý liên quan đến trách nhiệm của chủ đầu tư, nhất là của sàn giao dịch…
Giá rao bán nhà phố tại Hà Nội và TP.HCM trong quý đầu năm 2023 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định sở hữu chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Quý 1/2023, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp.
Trong hơn 10 năm qua, nhiều căn hộ du lịch đã bị “cấp sai” sổ hồng khi được công nhận quyền sở hữu căn hộ gắn liền với “quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở ổn định lâu dài”.