Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh ngày 8/4 đã ký Tờ trình gửi tới Chính phủ tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Tại văn bản trên, đề cập đến vấn đề sở hữu nhà chung cư có thời hạn, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị không quy định về niên hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
“Đây là vấn đề nhạy cảm cao, tác động lớn đến xã hội và còn những ý kiến chưa thống nhất, đồng thuận, nhất là đối với phương án có quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn”, Bộ Xây dựng nhấn manh.
Cũng tại văn bản trên, đơn vị này đề nghị, các nội dung quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư cũng như xử lý sau khi nhà chung cư hết thời hạn và vấn đề phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại chung cư được đưa xuống Chương V (Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư) từ Điều 60 đến Điều 72 của dự thảo Luật để giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hiện nay.
Trước đó, tại cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) diễn ra chiều 17/3, đa số đại biểu không tán thành với quy định này.
Tại cuộc họp trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Chính phủ đề xuất bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật không tán thành quy định mới về sở hữu nhà chung cư có thời hạn bởi chính sách này chưa nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm pháp luật quốc tế về thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng cho thấy không có nước nào áp dụng như đề xuất trong dự thảo Luật.
Liên quan đến việc này, trước đó, từ 6/9-6/11/2022, Bộ Xây dựng đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo đó, tại dự thảo lấy ý kiến lần thứ 2, đề cập đến vấn đề sở hữu chung cư, dự thảo bổ sung mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà chung cư; xử lý khi nhà chung cư còn thời hạn sở hữu; xử lý nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu.
Cụ thể, đối với quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án.
Phương án 1, bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng (sở hữu có thời hạn).
Phương án 2, thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật đất đai (sở hữu lâu dài).
Tuy nhiên, khi trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan này rút lại còn một phương án, đó là quy định sở hữu chung cư có thời hạn. Lý do, Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại các địa phương, nhất là hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM vẫn còn rất chậm và còn gặp nhiều khó khăn.
Theo tờ trình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư là do pháp luật về nhà ở không có quy định về việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư nên các chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu nhà chung cư là vĩnh viễn, do đó không thực hiện việc di dời, phá dỡ ngay cả khi nhà chung cư không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng.
"Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định cụ thể việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư trong trường hợp không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho người sử dụng và quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư”, dự thảo luật nhấn mạnh.
Quý 1/2023, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp.
Trong hơn 10 năm qua, nhiều căn hộ du lịch đã bị “cấp sai” sổ hồng khi được công nhận quyền sở hữu căn hộ gắn liền với “quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở ổn định lâu dài”.
Theo quy định mới, từ 20/5/2023, những căn hộ Condotel, Officetel, biệt thự du lịch 7 dưỡng trên đất thương mại dịch vụ nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Theo đề án, giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở xã hội nói riêng và thị trường bất động sản nói chung, nhất là nhà ở cho người dân có thu nhập trung bình, người có nhu cầu ở thật.
Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp đã chứng kiến sự bùng nổ trở lại của Việt Nam sau hai năm gián đoạn vì đại dịch. Đáng chú ý, ngay sau khi biên giới mở cửa trở lại, nhà đầu tư và khách hàng quốc tế đã nhanh chóng sắp xếp các cuộc khảo sát vị trí, ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), hợp đồng thuê và các thỏa thuận mua bán.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo theo thẩm quyền các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nợ…
Nhiều yếu tố thuận lợi đang trợ lực cho thị trường bất động sản trong đó là việc giảm lãi suất. Theo TS. Cấn Văn Lực, lãi suất vay vốn giảm sẽ có ba tác động tích cực cho cả bên bán và bên mua trên thị trường bất động sản.
Tất cả các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thành công đều có mẫu số chung là hợp lòng dân, được các chủ sở hữu nhà chung cư đồng tình ủng hộ, tham gia…, ông Lê Hoàng Châu nhận định.
Tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật không tán thành quy định mới này…