Chính phủ vừa có Tờ trình số 68 gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Nhà ở sửa đổi.
Tại tờ trình trên, một trong những nội dung được Chính phủ đề cập đó là việc sở hữu chung cư cần có thời hạn.
Theo đó, khác với các dự thảo trước đây do Bộ Xây dựng khởi xướng có nêu 2 phương án về sở hữu chung cư, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi do Chính phủ vừa trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra một phương án duy nhất đó là sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn.
Cụ thể, tại tờ trình trên, Chính phủ cho biết, tại Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại các địa phương, nhất là hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM vẫn còn rất chậm và còn gặp nhiều khó khăn.
Theo tờ trình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư là do pháp luật về nhà ở không có quy định về việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư nên các chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu nhà chung cư là vĩnh viễn, do đó không thực hiện việc di dời, phá dỡ ngay cả khi nhà chung cư không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng.
"Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định cụ thể việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư trong trường hợp không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho người sử dụng và quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư”, dự thảo luật nhấn mạnh.
Đáng chú ý, ngoài điểm mới trên, một điểm mới nữa tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức ngước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
Theo Chính phủ, Luật Đất đai hiện không cho phép người Việt định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất ngoài dự án để xây nhà ở, cũng như không quy định cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng sử dụng đất . Trong khi đó, Luật Nhà ở hay Kinh doanh Bất động sản lại cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài mua và sở hữu nhà gắn liền với đất. Mâu thuẫn giữa các luật khiến việc công nhận quyền sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam khó khăn.
Do đó, tại dự thảo trình lần này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà khi xây nhà ở trên đất thừa kế, tặng cho; mua, thuê nhà ở thương mại. Còn người nước ngoài được sở hữu nhà tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, trừ các dự án trong khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Khi được sở hữu nhà ở, cá nhân, tổ chức người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, thừa kế và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư. Với nhà đất riêng lẻ tại khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường, họ chỉ được sở hữu tối đa 250 căn nhà.
Thời hạn sở hữu nhà với người nước ngoài không quá 50 năm và được gia hạn nếu có nhu cầu với trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế.
Liên quan đến việc này, trước đó, từ 6/9-6/11/2022, Bộ Xây dựng đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo đó, tại dự thảo lấy ý kiến lần thứ 2, đề cập đến vấn đề sở hữu chung cư, dự thảo bổ sung mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà chung cư; xử lý khi nhà chung cư còn thời hạn sở hữu; xử lý nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu.
Cụ thể, đối với quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án.
Phương án 1, bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng (sở hữu có thời hạn).
Phương án 2, thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật đất đai (sở hữu lâu dài).
Theo dự thảo, thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng.
"Khi thẩm định hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư trong hồ sơ thiết kế", Bộ Xây dựng bổ sung tại dự thảo.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư.
Riêng đối với các nhà chung cư được cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn Giấy phép xây dựng) trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sở hữu không có thời hạn theo quy định trước đó.
Cử tri TP. HCM kiến nghị Bộ Xây dựng hoàn thiện Luật Nhà ở hiện hành nhằm thúc đẩy các chính sách nhà ở xã hội, cần có những chế tài thích hợp để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của ba đối tượng chính trong công cuộc xây dựng nhà ở xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết này tới bạn đọc.
Dự kiến, sau tăng vốn, quy mô vốn điều lệ của tập đoàn này có thể đạt hơn 48.750 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa cao nhất sàn chứng khoán, vượt qua Vinhomes.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND Thành phố đề xuất giả thuyết, đồng thời sẽ thanh tra, kiểm tra các dự án.
Mọi đối tượng có thể thuê đất 50-60 năm nhưng trả tiền hàng năm nhằm khắc phục tư duy nhiệm kỳ trong quản lý, sử dụng đất đai - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói về điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bộ Xây dựng đề xuất cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi; khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn trong năm 2023.
Theo Kế hoạch, TP Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ về Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong quý IV/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.
Việc điều chỉnh quy hoạch phải thống nhất, tối thiểu là 5 năm; đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch.