Ngày 3/3, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.
Kế hoạch nhằm xác định các nội dung công việc, các yêu cầu về tiến độ thời gian; phân công nhiệm vụ và tiến độ cụ thể cho các sở, ngành, UBND 5 huyện và các đơn vị có liên quan để chủ động triển khai tổ chức thực hiện bảo đảm đúng kế hoạch, tiến độ đề ra theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.
UBND các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận để hoàn thành việc đạt các tiêu chí thành lập quận, phường; rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí này.
Đối với các tiêu chí chưa đạt, các địa phương xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất về các sở chuyên ngành, Ban Chỉ đạo Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận, chỉ đạo các sở, ngành tháo gỡ hoặc tham mưu UBND Thành phố giải quyết. Các sở, ngành hướng dẫn các huyện rà soát, đánh giá các tiêu chí; phối hợp với 5 huyện để đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo Thành phố.
Về hoàn thiện hồ sơ, Đề án và thực hiện các quy trình, thủ tục báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập quận, phường, Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo UBND Thành phố, Thành ủy về việc hoàn thiện hồ sơ, Đề án đối với 2 huyện: Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong tháng 6/2023; đối với 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong Quý II/2024.
UBND Thành phố sẽ trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đề nghị Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong tháng 7/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, hoàn thành trong Quý III/2024.
Hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ về Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong quý IV/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong năm 2025.
Kế hoạch cũng cho biết, kết quả thực hiện các tiêu chí đến hết năm 2022, về 2 tiêu chuẩn “Diện tích tự nhiên” và “Quy mô dân số” của đơn vị hành chính, đối với 2 tiêu chí huyện thành quận, cả 5 huyện đều đạt.
Đối với 2 tiêu chí xã thành phường, hầu hết các xã không đạt (huyện Đông Anh có 16/24 xã đạt; huyện Gia Lâm 4/22 xã đạt; huyện Hoài Đức 3/22 xã đạt; huyện Thanh Trì 2/16 xã đạt; huyện Đan Phượng 2/16 xã đạt). Đến nay, chỉ có huyện Gia Lâm có dự thảo phương án đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; các huyện còn lại chưa báo cáo
Kết quả huyện tự đánh giá thực hiện các tiêu chí thuộc các nhóm “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả 5 huyện đều chưa đáp ứng đủ 31 tiêu chí huyện thành quận và 16 tiêu chí xã thành phường.
Theo báo cáo đánh giá của các huyện và rà soát sơ bộ của các sở, ngành, về tiêu chí huyện thành quận, 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã đạt mức tối thiểu quy định (đối với nhóm cơ sở hạ tầng đô thị, huyện Gia Lâm đạt 24/25 tiêu chí, huyện Đông Anh đạt 22/25 tiêu chí); các huyện còn lại chưa đạt.
Về tiêu chí xã thành phường, huyện Đông Anh đã đạt mức tối thiểu nhóm cơ sở hạ tầng đô thị (10/13 tiêu chí); huyện Gia Lâm đạt mức tối thiểu nhóm cơ sở hạ tầng đô thị theo phương án điều chỉnh địa giới (10/13 tiêu chí).
Bên cạnh đó, hiện nay, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, 4 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức vẫn còn một phần là khu vực nông thôn (nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị). Theo báo cáo của 5 huyện, đến nay, còn 8 tiêu chí do 6 sở, ngành phụ trách đang vướng mắc trong việc xác định phương pháp tính toán và đang xin ý kiến hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản. Quy định pháp lý về cách xác định, phương pháp tính toán chưa rõ ràng, chưa thống nhất được phương pháp tính. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.
Việc điều chỉnh quy hoạch phải thống nhất, tối thiểu là 5 năm; đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch.
Sau hơn một thập kỷ, Đà Nẵng đã khoác lên mình một diện mạo mới mẻ với sự xuất hiện của loạt điểm đến quy mô cùng những công trình kỷ lục.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương tập huấn việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện nghiêm việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy...
UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phân nhóm dự án cần ưu tiên xem xét giải quyết để có ý kiến chỉ đạo, phân công các đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì thụ lý, giải quyết đối với các nhóm hồ sơ có cùng vướng mắc theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Dãy shophouse, liền kề khu đô thị Bắc Phố Châu 1 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang được thi công xây và hoàn thiện mặt ngoài nhà. Tổng thầu TNCons Vietnam và liên danh nhà thầu đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án để về đích vào tháng 5/2022.
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 vừa được thông qua, mục tiêu đến năm 2025, thành phố phát triển khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở xã hội.
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp có thể vay vốn được từ hệ thống các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm trong thời gian qua.
Nhà đầu tư sẽ nhận một phần vốn góp/cổ phần trong hai công ty thành viên của Novaland là Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Nhơn và Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Mũi Né để đổi lấy việc hủy bỏ số lượng trái phiếu và chứng quyền tương ứng.
Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiên quyết xử lý đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); công khai 100% các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC.