UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, căn cứ các chỉ tiêu trong Chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2030 để xác định mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025: Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.
Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10,0m2/người. Tổng diện tích sản nhà ở khoảng 44 triệu mét vuông sàn nhà ở. Trong đó, về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2-3 khu. Tỉ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,73 triệu m2 sàn nhà ở; tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị bảo đảm tỉ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 5% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án.
Về triển khai cải tạo, xây dựng lại 04 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ; Thành Công; Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.
Đối với nhà ở riêng lẻ, thành phố Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm).
TP. Hà Nội phấn đấu phát triển nhà ở bằng hoặc lớn hơn chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở xác định tại Kế hoạch này; định kỳ cập nhật điều chỉnh số lượng dự án (bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục) cho phù hợp với thực tế. Các nhà đầu tự có báo cáo về tính khả thi và tiến độ thực hiện dự án, làm cơ sở để cập nhật vào Kế hoạch theo quy định.
Về chất lượng nhà ở, tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị; Nâng tỉ lệ nhà ở kiên cố toàn Thành phố đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.
Về kế hoạch cụ thể theo từng năm giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định: Năm 2021 đạt 88.200m2 sàn nhà ở. Năm 2022 dự kiến đạt 257.000m2 sàn nhà ở. Năm 2023 dự kiến đạt 32.900m2 sàn nhà ở. Năm 2024 dự kiến đạt 361.700m2 sàn nhà ở. Năm 2025 dự kiến đạt 475.200m2 sàn nhà ở.
Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng...
Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641.3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố... Ngoài ra là vốn huy động xã hội.
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp có thể vay vốn được từ hệ thống các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm trong thời gian qua.
Nhà đầu tư sẽ nhận một phần vốn góp/cổ phần trong hai công ty thành viên của Novaland là Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Nhơn và Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Mũi Né để đổi lấy việc hủy bỏ số lượng trái phiếu và chứng quyền tương ứng.
Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiên quyết xử lý đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); công khai 100% các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC.
Do nhu cầu vay tiền của người dân để tiêu dùng và phục vụ kinh doanh tăng cao, các đối tượng xấu đã thực hiện hành vi giả danh nhân viên các ngân hàng, dùng thủ đoạn lừa đảo cho vay lãi suất 0% để chiếm đoạt tài sản.
Chị Đỗ Hồng Anh (Hà Nội) là một khách hàng tham gia bảo hiểm Sun Life qua tư vấn của TPBank đã khiếu nại lên Ngân hàng Nhà nước và Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính). Chị cho rằng nhân viên tư vấn không trung thực khi giao kết hợp đồng.
TP Hà Nội sẽ kiểm định chất lượng hàng nghìn biệt thự trên địa bàn, trong đó ưu tiên đánh giá 24 biệt thự có giá trị và 8 công trình kiến trúc thuộc sở hữu Nhà nước do TP quản lý xong trước 30/9/2023.
Nằm trong khuôn khổ chuỗi chương trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam, nhà tạo mẫu tới từ Xứ sở Mặt trời mọc Kobayashi Eiko sẽ đem đến Hà Nội những thiết kế thời trang độc đáo, với những nét truyền thống đặc trưng của trang phục kimono Nhật Bản kết hợp cùng tà áo dài Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến chiều 20/2, đã có 7 bộ, ngành Trung ương và 63/63 tỉnh thành phố đã ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hạ tầng giao thông được tích cực đẩy mạnh, cùng sức bật về thu hút đầu tư đã tạo nhiều điểm sáng cho thị trường địa ốc khu Tây Bắc TP.HCM.
Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hiệp hội táo Washington và hệ thống siêu thị BRGMart; tưng bừng khai mạc “Lễ hội Táo Washington năm 2023” tại Việt Nam, giới thiệu các dòng táo đặc trưng, tươi ngon được BRGMart nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam.