Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, trong nhiều năm vừa qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp đến nay đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội.
Tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7.950.000 m2. Đang tiếp tục triển khai 418 dự án (bao gồm các dự án đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư), với quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, với tổng diện tích khoảng 22.565.000 m2.
Tuy nhiên với kết quả hoàn thành 7.950.000 m2 sàn nhà ở xã hội thì mới đạt khoảng 64% so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020 , trong khi nhu cầu nhà ở của đối tượng người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hiện nay là rất lớn. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi; cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp; thủ tục đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài, …một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ quy định pháp luật về nhà ở xã hội do các chế tài xử lý còn thiếu hoặc chưa đủ mạnh.
Các chế tài xử lý những tổ chức, cá nhân có liên quan chưa tuân thủ luật định về nhà ở xã hội:
Tại khoản 6 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
Tại điểm e, h khoản 2 và khoản 3, 4, 5 Điều 63 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng có quy định cụ thể hành vi vi phạm của chủ đầu tư và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dành đủ diện tích xây dựng nhà ở xã hội, buộc chủ đầu tư thực hiện theo đúng thiết kế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, diện tích xây dựng nhà ở xã hội; buộc chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chủ đầu tư phải khởi công xây dựng nhà ở xã hội, buộc chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định, buộc chủ đầu tư phải dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo quy định.
Tại điểm b, c khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 64 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ đã quy định cụ thể hành vi vi phạm về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Hiện nay Bộ Xây dựng đang được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm về nhà ở xã hội), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). "Theo đó, bên cạnh những quy định nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các quy định, những chế tài thích hợp, đủ mạnh để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của ba đối tượng chính như kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này", đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết này tới bạn đọc.
Dự kiến, sau tăng vốn, quy mô vốn điều lệ của tập đoàn này có thể đạt hơn 48.750 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa cao nhất sàn chứng khoán, vượt qua Vinhomes.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND Thành phố đề xuất giả thuyết, đồng thời sẽ thanh tra, kiểm tra các dự án.
Mọi đối tượng có thể thuê đất 50-60 năm nhưng trả tiền hàng năm nhằm khắc phục tư duy nhiệm kỳ trong quản lý, sử dụng đất đai - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói về điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bộ Xây dựng đề xuất cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi; khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn trong năm 2023.
Theo Kế hoạch, TP Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ về Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong quý IV/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.
Việc điều chỉnh quy hoạch phải thống nhất, tối thiểu là 5 năm; đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch.
Sau hơn một thập kỷ, Đà Nẵng đã khoác lên mình một diện mạo mới mẻ với sự xuất hiện của loạt điểm đến quy mô cùng những công trình kỷ lục.