Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023. Theo đó, lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần của ngân hàng.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng 40,9% YoY (tăng 1.314 tỷ đồng) nhưng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tăng đến 79,7% YoY (tăng 1.234 tỷ đồng) khiến thu nhập lãi thuần chỉ còn tăng 4,8% YoY (tăng 81 tỷ đồng), đạt 1.751 tỷ đồng. Tại quý 1, thu nhập lãi thuần chiếm 83,8% trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động của OCB.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, lần lượt 276,1% YoY (tăng 36 tỷ đồng) và 18,1% YoY (tăng 20 tỷ đồng). Tuy nhiên, hai hoạt động này đóng góp còn khiêm tốn trong tổng thu nhập hoạt động của OCB với tỷ lệ lần lượt 2,3% và 6,2%.
Hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động khác đều ghi nhận tăng trưởng âm trong quý 1. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận giảm 3,7% YoY (giảm 5 tỷ đồng); Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 99,6% YoY (giảm 31 tỷ đồng) do ngân hàng giảm đầu tư kinh doanh chứng khoán so cùng; Lãi thuần từ hoạt động khác giảm 32,5% YoY (giảm 19 tỷ đồng) do giảm thu nợ từ các khoản vay đã xử lý.
Kết thúc quý 1, OCB ghi nhận 2.090 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 4,1% YoY (tăng 82 tỷ đồng). Chi phí hoạt động tăng 3,6% YoY (tăng 27 tỷ đồng) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 21,1% (giảm 92 tỷ đồng) đã giúp lợi nhuận ngân hàng tăng 17,7% (tăng 148 tỷ đồng), đạt 983 tỷ đồng,
Giải trình về chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm so với cùng kỳ năm trước, OCB cho biết ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng và ghi nhận số liệu phân nhóm nợ theo CIC vào báo cáo tài chính quý 1/2022 (thực hiện theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ban hành ngày 30/7/2021 và văn bản số 2156/NHNN-TTGSNH ngày 12/4/2022 của Ngân hàng Nhà nước.
Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của OCB đạt 199.141 tỷ đồng, tăng 2,7% so với 31/12/2022; Tiền gửi của khách hàng 105.564 tỷ đồng, tăng 3,3%; Cho vay khách hàng 121.914 tỷ đồng, tăng 1,8%.
OCB đang có 4.045 tỷ đồng nợ xấu, tăng 51,4%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,32%, tăng 1,09 điểm phần trăm.
Hiện nay, cổ phiếu OCB đang giao dịch giá 15.650 đồng/cổ phiếu, giảm 13,1% so với đầu năm. Ở mức giá này vốn hóa của OCB đạt 21.439 tỷ đồng.
Bức tranh kinh doanh của ngân hàng không mấy sáng sủa khi tổng tài sản sụt giảm, lợi nhuận đi xuống trong khi nợ xấu có dấu hiệu tăng cao.
Năm 2023, OCB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, dự kiến phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 50%. Nếu thành công, vốn điều lệ sẽ được tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Tổng tài sản của VietABank tới thời điểm cuối tháng 3/2023 chỉ còn gần 94,8 nghìn tỷ đồng, giảm tới 9,8% so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu là do giảm ở tiền gửi tại các TCTD khác.
Riêng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của Techcombank đến cuối tháng 3 đã đạt 147,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh tới 35,9% so với đầu năm và chiếm tới 31,8% tổng cho vay khách hàng.
Trước đây HDBank đã thành công trong thương vụ nhận sáp nhập Ngân hàng Đại Á. Sau đó, HDBank đã từng định nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Cùng với một số đối tượng ưu tiên, những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức... là những đối tượng được vay vốn mua nhà xã hội từ gói 120.000 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Theo ông Đỗ Minh Phú, Tập đoàn DOJI đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại chứng khoán ORS vào cuối năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của Novaland, MB hiện đang là chủ nợ lớn thứ hai của doanh nghiệp với 9.428 tỷ đồng.
Để thực hiện việc trên, tờ trình đề nghị cổ đông tiếp tục giao và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan như Nghị quyết số 25 ngày 23/8/2022 đã thông qua.