Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết bãi đỗ xe, trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát của UBND TP Hà Nội, khu đất nghiên cứu quy hoạch dự án khoảng 8,03 ha thuộc các phường Đại Kim và Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, trong đó đất giao thông thành phố chiếm 1,97 ha và diện tích đất nghiên cứu là 6,06 ha.
Khu đất có vị trí tiếp giáp đường quy hoạch rộng 30 m và khu đất quy hoạch ga Giáp Bát; phía Tây giáp đường quy hoạch rộng 24 m và khu đô thị Đại Kim - Định Công. Phía bắc dự án giáp hồ Đầm Đỗi, phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 24 m, tuyến monorail M2 và khu đất quy hoạch đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
UBND TP Hà Nội yêu cầu xây dựng bãi đỗ xe ngầm và cao tầng trong khu đất, áp dụng công nghệ đỗ xe tự động đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu khoảng 4.000 chỗ đỗ xe (ô tô, xe máy) phục vụ cộng đồng và khách vãng lai theo điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tỷ lệ 1/2.000 tại ô đất ký hiệu D3/HTKT2 đã được UBND TP phê duyệt.
Việc lập quy hoạch dự án phải đảm bảo khớp nối hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc cảnh quan với khu vực xung quanh và khu vực nhà ga Giáp Bát theo mô hình TOD gắn kết chặt chẽ với tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến đường sắt quốc gia, tuyến Monorail M2. Đảm bảo không phá vỡ cấu trúc, định hướng phát triển không gian đô thị…
Theo đó, đơn vị tổ chức lập đồ án quy hoạch là CTCP Xuân Nam Việt và Công ty TNHH Cơ khí Chế tạo và Dịch vụ Tổng hợp 27/7.
Theo ghi nhận khu đất xây trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng.
Tuy nhiên, bên trong khu đất có 1 bãi trông giữ xe ô tô có mái che “mọc” bên trong dự án. Phía trước xuất hiện các cửa hàng rửa xe.
Thậm chí nơi đây thành địa điểm tập kết của các xe chở vật liệu. Phía bên trong tồn tại các kho xưởng đang được treo bảng cho thuê.
Tháng 5/2022, lãnh đạo TP.Hà Nội có buổi làm việc với Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam về tình hình triển khai dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai. Ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho biết, hiện nay, dự án Aeon Mall Hoàng Mai đang ở những bước chuẩn bị đầu tư cuối cùng.
Được biết, khu vực quanh dự án bãi đỗ xe, trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát với hàng chục căn hộ chung cư cao tầng, đang quá tải chỗ để xe, thiếu hụt các dịch vụ thương mại.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM vừa thông tin kết quả giải quyết 101 kiến nghị liên quan đến vướng mắc thủ tục pháp lý của 96 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn. Đây là những kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM.
Thủy điện Krông Nô 2 và Krông Nô 3 đều thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam – Krông Nô vừa bị phát hiện chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động suốt 7 năm qua (từ năm 2016 đến nay).
Trong khi quỹ đất nội thành Hà Nội ngày càng bị thu hẹp thì nhiều tòa nhà ở tái định cư nằm trong Khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng bóng hơi người, cơ sở hạ tầng đang dần xuống cấp.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định bốn tòa tháp thuộc dự án Đà Nẵng Times Square của Công ty CP Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng đất từ condotel thành chung cư.
Theo đó, sẽ có 74 lô đất ở tại thôn Kép 12, xã Hương Sơn và tổ dân phố Lèo, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có diện tích từ 75 đến 328 m2/lô.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các công trình khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú,... được cấp sổ đỏ theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
UBND tỉnh Bình Phước vừa công bố danh sách 13 dự án bị thu hồi trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án dù được cho phép gia hạn nhưng hết thời gian các chủ đầu tư vẫn không thực hiện.
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BXD sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 15/6/2023.
200 căn nhà ở xã hội thuộc dự án khu nhà ở xã hội Bảo Vinh với vốn đầu tư gần 548 tỷ đồng, diện tích 16,69 ha.