Những ngày gần đây, người dân sinh sống trên đường vành đai 2,5 đoạn tiếp giáp với khu đô thị mới Định Công bức xúc về việc bức tường rào hàng trăm mét này được đội thi công đường vành đai 2,5 dựng lên vào khoảng cuối tháng 4/2023. Đoạn đường ngăn đôi con đường, “bịt” lối đi tiện lợi nhất giữa làng Định Công và khu đô thị mới Định Công.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (Quận Hoàng Mai) cho biết: "Khi hàng rào bê tông được dựng trên đường vành đai 2,5, để quay đầu, thay vì di chuyển đoạn đường dài 300-400m, người dân phải đi qua các ngõ ngách, khiến quãng đường đi xa hơn gần 2km".
“Việc ngăn đường vành đai 2,5 bằng rào bê tông khiến nhiều người chọn cách đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông”, Ông Tuấn chia sẻ.
Theo phản ánh của người dân sống trong khu vực, bức tường rào bê tông này được đội thi công đường vành đai 2,5 dựng lên vào khoảng cuối tháng 4/2023. Bức tường bê tông đã ngăn đôi con đường, bịt kín lối đi và điểm quay đầu khiến việc di chuyển gặp muôn vàn khó khăn và bất tiện. Ông Hoàng (KĐT Định Công) bức xúc nói, đoạn đường này đã thi công xong và đưa vào sử dụng nhiều năm nay, không hiểu mục đích của đơn vị thi công đường vành đai 2,5 là gì nhưng sau khi xây tường bê tông bịt lối, người dân chúng tôi phải đi xa hơn 2 km, lên tận đoạn cầu Định Công để quay đầu.
Những bức tường bê tông này được nối vào nhau bằng những thanh sắt.
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy bức tường rất kiên cố.
Tại điểm cuối của đoạn tường rào bê tông, sau khi đi qua khu vực văn phòng điều hành dự án đường vành đai 2,5 lại xuất hiện thêm một bức tường rào bê tông được mở một lối đi nhỏ cho người dân di chuyển.
Được biết, tại làng Định Công đang có khoảng 1.600 hộ cùng với hàng trăm hộ dân sinh sống trong KĐT mới Định Công. Theo quan sát, thay vì đi đến điểm quay đầu, nhiều phương tiện bất chấp đi ngược chiều trên đoạn đường này. Trước tình trạng trên, người dân đã kiến nghị cơ quan chức năng xử lý, phá dỡ một phần đoạn tường rào bê tông để mở lối đi, điểm quay đầu.
Trong ảnh là khu vực người dân mong muốn mở lối quay đầu. Hiện khu vực này đang bị chặn thêm bởi những cục bê tông. Đây cũng là địa điểm xe ôtô dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường.
Một số nhà hàng bia hơi trong khu vực tận dụng bức tường bê tông để treo biển quảng cáo.
Nằm tại 3 quận trung tâm của Thủ đô: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy và Tây Hồ, loạt dự án xây trụ sở của ngân hàng SHB, Vietcombank, Vietinbank… bỏ hoang hàng chục năm gây bức xúc cho người dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân TP nhưng không bị thu hồi.
Tòa tháp Vicem trị giá nghìn tỷ đồng bỏ hoang nhiều năm trên đường Vành đai 3 (Hà Nội) đang được đề xuất hoàn thiện để đưa vào khai thác sử dụng.
Ngày 30/4, mặc dù ngoài trời đổ mưa nhưng không ngăn được hàng nghìn người dân đổ về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều du khách quốc tế. Một số người chia sẻ, đến Hà Nội từ 7h sáng, nhưng do mưa to nên phải chờ gần 2 giờ đồng hồ để vào Lăng viếng Bác.
Chiều tối nay (28/4), tại khu vực cửa ngõ Thủ đô, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Lúc 18h20, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đã xảy ra ùn tắc kéo dài.
Trong ráng chiều diễm lệ của biển trời nam Phú Quốc, Cầu Hôn hiện lên tựa đôi cánh vút cao, chắp cánh cho những nhà thiết kế và người mẫu chuyên nghiệp thăng hoa tại Fashion Voyage số 5.
Tuyến đường nghìn tỉ kết nối vành đai 3 (qua đường Phạm Hùng) với vành đai 3,5 qua nút giao Lê Đức Thọ chậm tiến độ. Nơi đây biến thành bãi rác tự phát khổng lồ, cứ mưa thì ngập, nắng thì bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Sau khi được đưa vào sử dụng, nhiều phương tiện xe máy bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều là thực trạng đang diễn ra tại đường Nguyễn Xiển mở rộng (đoạn qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá).
Nằm rất gần Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nhưng đến nay, sau 15 năm được tạm giao đất, nhiều lô đất tại dự án Khu đô thị CEO Mê Linh mới xây dựng phần móng.
Nhiều phương tiện xe máy bất chấp nguy hiểm tạt đầu ô tô, cắt dòng phương tiện khác để sang đường là thực trạng đang diễn ra tại đường Nguyễn Xiển mở rộng (đoạn qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá).
Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đầu tư xây dựng với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, khu vui chơi này lại rơi vào cảnh hoang phế, nhiều diện tích bị “xẻ thịt” thành những công trình phục vụ mục đích kinh doanh.