Dự án đường kết nối từ đường Phạm Hùng (vành đai 3) với vành đai 3,5 đi huyện Hoài Đức ( TP. Hà Nội) có tổng chiều dài là 6 km, dự kiến thông xe toàn tuyến vào năm 2021.
Trong đó, đoạn giữa dài hơn 3,5 km từ đường Lê Đức Thọ tới Quốc lộ 70 (nay là đường Trần Hữu Dực và Trịnh Văn Bô) với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng đã được thông xe từ năm 2017. Còn đoạn nối giữa đường Phạm Hùng (đối diện Công viên CV1 Cầu Giấy đang xây dựng) - Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) có chiều dài hơn hơn 1,12 km vẫn đang trong quá trinh hoàn thiện.
Đây là tuyến đường 8 làn xe nối Vành đai 3,5 và Vành đai 3, được phê duyệt từ năm 2017. Nhưng cho đến nay dự án đoạn đường nối này mới hoàn thành khoảng 70-80 % tiến độ.
Ngoài ra, do dự án chậm tiến độ một thời gian dài cho nên nơi đây trở thành điểm đổ trộm rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng gây ôm nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận của PV Chất lượng và cuộc sống, tại điểm nối từ ngã tư Lê Đức Thọ đi sâu vào khoảng 200m đã được trải thảm nhựa, nhưng vẫn ngổn ngang các ụ bê tông, các thanh thép ở ụ bê tông lòi ra gây mất an toàn cho người dân khi đi qua.
Tại các đoạn chưa được giải phóng mặt bằng, nơi đây đã trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt của người dân, thậm chí là nơi đổ trộm rác thải thải xây dựng. Những núi rác cao trên 2m án ngữ, bốc mùi gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ngoài ra đoạn đường này còn trở thành nơi tập kết xe tự phát.
Là người sinh sống ở khu vực tuyến đường nghìn tỷ này, anh Nguyễn Hoàng Phương (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết: “Tuyến đường này đã rất lâu rồi chưa hoàn thành, mùa hè rác bốc mùi hôi thối, mùa mưa thì cống ngập nước chảy hết vào nhà… rác đây đều là đổ trộm, còn cư dân chúng tôi đều có chỗ đổ rác riêng và có người thu gom".
Tuyến đường này hiện đang trong tình trạng thi công dang dở do nhiều đoạn chưa giải phóng được mặt bằng.
Em Nguyễn Minh Đại hằng ngày thường xuyên đi học qua tuyến đường này cho hay: “Hằng ngày em đi học qua đây thấy mùi rất khó chịu, đường xá bụi bẩn và nhếch nhác, tình trạng này đã diễn ra cách đây vài năm từ khi em ở đây núi rác này đã hình thành”.
Các hạng mục trong công trìng xuống cấp nghiêm trọng, biển cảnh báo không có đèn báo hiệu, ban đêm các phương tiện di chuyển trên tuyến đường sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Nếu thông được nút giao đoạn nối từ đường Phạm Hùng - Lê Đức Thọ sẽ giúp người dân ở khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Hoài Đức có thêm một tuyến đường kết nối tránh ùn tắc, thay vì chỉ có hai tuyến đường Nguyễn Hoàng và Mễ Trì như hiện nay.
Sau khi được đưa vào sử dụng, nhiều phương tiện xe máy bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều là thực trạng đang diễn ra tại đường Nguyễn Xiển mở rộng (đoạn qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá).
Nằm rất gần Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nhưng đến nay, sau 15 năm được tạm giao đất, nhiều lô đất tại dự án Khu đô thị CEO Mê Linh mới xây dựng phần móng.
Nhiều phương tiện xe máy bất chấp nguy hiểm tạt đầu ô tô, cắt dòng phương tiện khác để sang đường là thực trạng đang diễn ra tại đường Nguyễn Xiển mở rộng (đoạn qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá).
Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đầu tư xây dựng với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, khu vui chơi này lại rơi vào cảnh hoang phế, nhiều diện tích bị “xẻ thịt” thành những công trình phục vụ mục đích kinh doanh.
Ngày 27/4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo. Đến nay, sau gần 1 năm trùng tu, ngôi biệt thự rộng gần 1.000m2 này đã dần thay đổi diện mạo.
Trong số 9 công trình không phép mọc ở Cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vừa được Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.Hà Nội xử lý dứt điểm có nhiều công trình hiện đang bỏ hoang, có những công trình “khủng” xây theo kiểu biệt phủ để ở.
Dự án VietinBank Tower được khởi công vào tháng 10/2010. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm, dự án vẫn đang dang dở, chưa thể hoàn thiện.
Dự án nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.
Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.
Hiện tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng sau nhiều thập kỷ đưa vào sử dụng. Tiêu biểu là khu tập thể 5 tầng tại phường Nghĩa Đô, nơi này xuất hiện tình trạng bong tróc, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.