Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo 2 quyết định điều hành lãi suất có hiệu lực từ ngày 25/5/2023. Cụ thể, Quyết định số 950/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng.
Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Tiếp đó là Quyết định số 951/QĐ-NHNN ngày 23/ 5/2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.
Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, thúc đẩy nhanh tăng trưởng.
Các lần thay đổi trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng:
Ngày thay đổi: 25/5/2023, lãi suất 5%/năm
Ngày thay đổi: 3/4/2023, lãi suất 5,5%/năm
Ngày thay đổi: 25/10/2022, lãi suất 6%/năm
Ngày thay đổi: 23/9/2022, lãi suất 5%/năm
Ngày thay đổi: 1/10/2020, lãi suất 4%/năm
Ngày thay đổi: 13/5/2020, lãi suất 4,25%/năm
Ngày thay đổi: 17/3/2020, lãi suất 4,75%/năm
Ngày thay đổi: 19/11/2019, lãi suất 5%/năm
Thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng.
Đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được danh mục các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Do đó, mặc dù được triển khai từ 01/04/2023 nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ thuộc chương trình cho vay gói 120.000 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3, Techcombank đang nắm 98,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm; trong đó, ngân hàng đang có 31,1 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (giảm 15,2%), 28,2 tỷ đồng trái phiếu do các TCTD khác phát hành (giảm 17,7%) và gần 37,8 nghìn tỷ đồng TPDN (giảm 7,9% so với đầu năm).
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ cân nhắc điều kiện nếu được thì sẽ giảm lãi suất điều hành, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) với sự hỗ trợ từ VISA, chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng cao cấp Signature dành riêng cho khách hàng ưu tiên SeAPremium của SeABank.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu.
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.
Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Hiện nay, cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong 27 cổ phiếu ngân hàng.