Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã: HDB) vừa công bố liên tiếp các thông tin trên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc mua lại trước hạn gần 1.200 tỷ đồng một số lô trái phiếu trong tháng 6 tới.
Cụ thể, theo công bố ngày 23/5/2023, ngân hàng này dự kiến sẽ mua lại trước hạn 646 tỷ đồng cả gốc và lãi lô trái phiếu HDBL2128003 vào ngày 11/6/2023.
Tương tự, ngày ngày 18/3, HDB cũng công bố thông tin về việc sẽ mua lại lô trái phiếu HDBL2128002 với khối lượng dự kiến cả lãi và gốc là hơn 538 tỷ đồng. Giao dịch dự kiến diễn ra vào 2/6 tới đây.
Trước đó, ngày 8/5, HDBank cũng công bố thông tin về việc mua lại trước hạn mã trái phiếu HDBL2128001.
Khối lượng dự kiến mua lại trước hạn là 400 tỷ đồng. Giao dịch dự kiến diễn ra vào ngày hôm nay 26/5/2023.
Việc nhà băng này liên tiếp công bố kế hoạch mua lại trước hạn các lô trái phiếu là tin vui với cổ đông đang nắm giữ trái phiếu của HDBank trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản xin khất nợ thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Điều này cũng cho thấy “sức khỏe” của nhà băng này đang rất tốt.
Trước đó, cuối tháng 2 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố danh sách 54 công ty phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi.
Theo danh sách này, có 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu tính từ 16/9/2022 đến hết tháng 1/2023, chiếm phần lớn các các doanh nghiệp địa ốc, điện mặt trời…
Một số doanh nghiệp nổi bật về chậm trả nợ trái phiếu trong danh sách này là: CTCP Anh ngữ Apax, CTCP Chứng khoán Tân Việt, CTCP Điện mặt trời Trung Nam, CTCP Tập đoàn Danh Khôi, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova, CTCP Hưng Thịnh Incons, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn, Công ty cổ phần Đầu tư LDG…
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 cho thấy, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM lãi trước thuế gần 2,743 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước do tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần của HDBank tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 4,841 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ là một trong hai nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng khi thu được hơn 677 tỷ đồng, tăng 11%. Còn lại là lãi từ hoạt động khác tăng 34% lên gần 132 tỷ đồng.
Các nguồn thu phi tín dụng khác sụt giảm như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh (-27%), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (-92%). Hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ gần 50 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 23 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động gần như đi ngang ở mức 1,959 tỷ đồng. Kết quả, HDBank thu được gần 3,699 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 16% so với cùng kỳ.
Ngân hàng trích ra hơn 956 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 43%, do đó HDBank chỉ còn lãi trước thuế gần 2,743 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ.
Nếu so với kế hoạch 13,197 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2023, HDBank đã thực hiện được 21% sau quý đầu năm.
Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản ngân hàng mở rộng 10% so với đầu năm, lên mức gần 458,803 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại các TCTD khác tăng 20% (48,238 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 9% (288,528 tỷ đồng)…
Về phần nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng đến 16% (249,802 tỷ đồng), tiền gửi các TCTD khác tăng 9% (53,660 tỷ đồng). Phát hành giấy tờ có giá ghi nhận 56,238 tỷ đồng, tăng đến 27%, chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi dưới 12 tháng (gấp 2.3 lần đầu năm).
Tính đến 31/03/2023, tổng nợ xấu của HDBank ghi nhận gần 5,326 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1.67% đầu năm lên 1.85%.
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn từ ngày 25/5.
CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên vừa bị Cục Thuế tỉnh Bình Dương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế do kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ 25/5, trần lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng.
Đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được danh mục các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Do đó, mặc dù được triển khai từ 01/04/2023 nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ thuộc chương trình cho vay gói 120.000 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3, Techcombank đang nắm 98,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm; trong đó, ngân hàng đang có 31,1 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (giảm 15,2%), 28,2 tỷ đồng trái phiếu do các TCTD khác phát hành (giảm 17,7%) và gần 37,8 nghìn tỷ đồng TPDN (giảm 7,9% so với đầu năm).
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ cân nhắc điều kiện nếu được thì sẽ giảm lãi suất điều hành, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) với sự hỗ trợ từ VISA, chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng cao cấp Signature dành riêng cho khách hàng ưu tiên SeAPremium của SeABank.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu.
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.