Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2022 và năm 2023 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022.
Theo Bộ Tài chính, trong 03 năm, từ 2020 đến 2022, dịch Covid-19 và tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Đặc biệt là từ giữa tháng 10/2022, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, tạo sức ép lớn đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tác động tới phục hồi và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực.
Cũng theo Bộ Tài chính, thời gian vừa qua, việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt nhanh chính sách tiền tệ đã khiến cho thanh khoản thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng nhanh dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của nhiều doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, da giày, dệt may, thép, gỗ, đang khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng cho năm 2023, càng khó khăn hơn trong việc đảm bảo dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn và đảm bảo vốn kinh doanh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn về tài chính năm 2023, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022; bên cạnh các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất thì cần thiết có giải pháp về miễn tiền chậm nộp để các doanh nghiệp, tổ chức có vốn tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2020 đến năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định cũng như ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế. Có thể kể đến như: Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân qua đó giảm nghĩa vụ thuế của cá nhân; giảm tiền thuê đất phải nộp đối với các đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao…
Ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về ban hành một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, trong đó có giải pháp miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020. Tính đến 31/12/2022, cơ quan thuế đã thực hiện miễn 2.116 tỷ đồng tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và 2021 của 5.753 người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.
"Giải pháp nêu trên đã thực sự hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm, giúp người nộp vượt qua khó khăn, tập trung nguồn lực để tiếp tục duy trì, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch", Bộ Tài chính cho hay.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức giảm bớt khó khăn về tài chính, tập trung nguồn lực để khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và biến động của kinh tế thế giới, đặc biệt là doanh nghiệp, tổ chức bị thua lỗ trong năm 2022, nhằm giúp các đối tượng này giảm bớt gánh nặng, có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, Chính phủ đề xuất giải pháp tương tự như đã thực hiện năm 2020 và 2021. Đó là miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2022 và năm 2023 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022. Không áp dụng quy định này đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành. Dự kiến, việc thực hiện đề xuất này dự kiến có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 2.500 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022, tổng số tiền thuế nợ ngành thuế đang quản lý là 134.967 tỷ đổng, chiếm 9,2% tổng số thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022. Số nợ thuế năm 2022 có xu hướng tăng so với các năm trước, nguyên nhân chủ yếu do hậu quả của dịch Covid-19 vẫn còn có tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, giá dầu, nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế dẫn đến người nộp thuế gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng nộp kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước làm tăng nợ thuế.
Sau khi OCB hoàn thành việc phát hành gần 685 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Hiện tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng vọt lên 2,6% so với 1,8% vào cuối 2022 và tỷ lệ LLR giảm xuống 38% so với 54%.
Từ ngày 1/7/2023, Chính phủ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.
Kiểm toán Nhà nước xác định một số tổ chức tín dụng không đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) là một trong số đó.
Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình về hơn 1 triệu tỷ đồng ngân sách nhà nước đang gửi Ngân hàng Nhà nước với lãi suất chỉ 0,8%/năm trong khi nhà nước vẫn phải đi vay, còn doanh nghiệp thì đói vốn?
Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của VietinBank.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).
Chubb Life dành hơn nửa tài sản mua trái phiếu, trong đó có trái phiếu của Phát Đạt, đơn vị liên tục “khất nợ” thanh toán. Tại ngày 31/12/2022, Chubb Life rơi vào tình cảnh âm dòng tiền.
Chỉ trong 6 tháng qua, vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác tài sản VIB (VIBAMC) đã tăng tới 8,5 lần nhờ hơi vào sự góp vốn của công ty mẹ là VIB.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng thương mại có thể thấy, tính đến thời điểm cuối quý 1/2023, Ngân hàng Quân đội (MB Bank) là nhà băng đứng đầu hệ thống về giá trị trái phiếu doanh nghiệp.