Theo đó, từ tháng 3 đến nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ra 57 quyết định đề nghị tạm hoãn xuất cảnh người đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Những trường hợp đề nghị tạm xuất cảnh là đại diện theo pháp luật của các công ty đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Được biết trong số 57 quyết định này, có 2 đơn vị hoàn thành nghĩa vụ tiền nợ thuế, cơ quan thuế đã thông báo chấm dứt tạm xuất cảnh đối với người đại diện là Công ty TNHH Hiệu Bảy (ở huyện Tuyên Hóa) và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển VHC (ở TP. Đồng Hới). Tính đến nay vẫn còn 55 người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh.
Theo Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, tình trạng chậm nộp thuế đa số là do các doanh nghiệp khó khăn trong quá trình hoạt động. Khoản nợ thuế tại Quảng Bình chủ yếu là tiền sử dụng đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các dự án. Ngoài ra, do một số dự án đã dừng hoạt động từ lâu vẫn được đưa vào danh sách nợ.
Tổng nợ thuế của đơn vị đến ngày 31/5/2024 là hơn 3.245 tỷ đồng. Tổng số nợ này tăng gần 200 tỷ đồng so với thời điểm ngày 30/4/2024 là hơn 3.046 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu do phạt chậm nộp thuế 0,03%/ngày.
Trong tháng 5/2024, Cục Thuế Quảng Bình đã ban hành 89 quyết định cưỡng chế, trong đó 29 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn, số tiền cưỡng chế 1.347 tỷ đồng; 60 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, số tiền cưỡng chế 232 tỷ đồng.
Hiện đơn vị đã tham mưu, báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình và phối hợp với các ngành trong việc thu hồi nợ đọng thuế. Hàng tháng, ngành Thuế đã thực hiện công khai danh sách trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp còn nợ thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp dây dưa, chây ỳ; đẩy mạnh thực hiện áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký./.
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định ban hành bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn Thành phố, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch vàng có giá trị lớn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024 theo Tờ trình của Chính phủ.
Tại dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung 4 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường ghi nhận một số ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm lên tới 7-9,5%/ năm với điều kiện đính kèm về số tiền và kỳ hạn gửi.
Nhằm giải quyết tình trạng khách hàng có nhu cầu phải xếp hàng tại các điểm bán vàng miếng SJC của Vietcombank, từ ngày 12/6/2024, ngân hàng này triển khai tiện ích Đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cho khách hàng ngay trên Website của Vietcombank.
Công an TP Hà Nội cho biết, thông qua ứng dụng Zalo, Telegram hoặc Facebook, các đối tượng mời chào tham gia đầu tư vào các dự án giả mạo của các tập đoàn lớn nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng. Mới đây, một nạn nhân tham gia dự án có tên “Vinpearl” (giả mạo dự án của tập đoàn Vingroup) bị chiếm đoạt gần 1,4 tỷ đồng.
Theo thống kê, trong tháng 5 vừa qua, có 11 đợt phát hành riêng lẻ của nhóm tài chính - ngân hàng với tổng trị phát hành là 9.000 tỷ đồng, chiếm 58,4% tổng giá trị phát hành.
5 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất đạt 90.600 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự đột biến này đến từ một số dự án bất động sản nộp thuế nghìn tỷ và các cuộc đấu giá, giao đất của các địa phương vào cuối 2023.
Hiện nay đang lan truyền thông tin thất thiệt về việc NHNN thiếu vàng để bán. Tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.