Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tới đây, Công ty cổ phần Kosy (mã KOS) dự kiến trình cổ đông thông qua chủ trương phát hành tối đa 800 tỷ đồng trái phiếu, hoặc một giá trị khác phù hợp với quyền hạn phê duyệt của hội đồng quản trị (HĐQT) tùy vào tình hình thực tế. Loại trái phiếu không chuyển đổi, không bao gồm chứng quyền, có hoặc không có tài sản đảm bảo.
Số tiền huy động được Kosy dự kiến sẽ sử dụng để thực hiện các dự án bất động sản đang và sắp triển khai, dự án nhà máy điện dự kiến triển khai thêm, cơ cấu các khoản nợ hiện tại đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư và/hoặc đầu tư phát triển dự án.
Trong năm 2024, Kosy cho biết sẽ gấp rút hoàn thiện các dự án đang triển khai như Tiểu khu đô thị số 17 Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường; Khu dân cư đô thị Kosy Cầu Gồ - Bắc Giang, Khu đô thị Kosy Sông Công, Khu đô thị mới Kosy Bắc Giang, Khu đô thị Kosy Gia Sàng, Kosy Hà Nam, Kosy Ninh Bình, Kosy Gia Sàng 2, tiểu khu đô thị mới số 16, TP. Lào Cai và khu nhà ở thương mại Đá Lả, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh.
Cùng với đó, doanh nghiệp này dự kiến triển khai thêm một số dự án bất động sản tại Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Ngãi…, một phần dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 2 (tổng công suất cả dự án 50 MW).
Kế hoạch các năm tiếp theo, Kosy dự kiến tiếp tục triển khai thêm các dự án bất động sản tại Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Bến Tre, Long An, Hoà Bình...
Cũng có kế hoạch huy động vốn từ kênh trái phiếu, mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị phát hành tối đa là 550 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất trong 12 tháng đầu tiên là 9,5%/năm, sau đó lãi suất sẽ được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng Nhà nước cộng với biên độ 4,3%/năm. Ngày phát hành cụ thể sẽ được HĐQT quyết định trong quý II/2024.
Với 550 tỷ đồng dự kiến huy động được, Nam Long sẽ dùng 100 tỷ đồng góp vốn bổ sung vào Nam Long Commercial Property - thành viên phụ trách mảng bất động sản của Nam Long, tập trung phát triển, quản lý và khai thác các sản phẩm bất động sản thương mại tại các dự án của công ty.
450 tỷ đồng còn lại được góp vốn bổ sung vào Nam Long Land, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan như thủ tục pháp lý, thiết kế sản phẩm, xây dựng, marketing, bán hàng…
Trước đó, hai doanh nghiệp “họ Vin” là Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) cũng đã hoàn tất kế hoạch huy động lần lượt là 8.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.
Một doanh nghiệp địa ốc lớn khác là Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) trong quý I/2024 cũng đã phát hành thành công 1.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Đánh dấu việc quay lại kênh huy động vốn này sau hai năm tạm ngưng.
Toàn bộ số tiền thu về được DIC Corp thực hiện đầu tư vào ba dự án đang dang dở gồm khu đô thị du lịch Long Tân, chung cư A5 thuộc khu trung tâm Chí Linh và giai đoạn 2, 3 của dự án khu phức hợp Cap Saint Jacques.
Việc các doanh nghiệp quay lại huy động vốn trên thị trường trái phiếu diễn ra trong bối cảnh thị trường trái phiếu có dấu hiệu phục hồi trong 5 tháng đầu năm và các doanh nghiệp bất động sản cũng đang rục rịch tái khởi động các dự án có sẵn cũng như công bố một loạt dự án mới.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 24/5/2024, có 33 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, với khối lượng 57.600 tỷ đồng (gấp 2,18 so với cùng kỳ năm 2023).
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm 50,8% (29.200 tỷ đồng) và tổ chức tín dụng chiếm 36% (20.700 tỷ đồng); lãi suất phát hành bình quân 9,07%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 3,88 năm; 27,3% trái phiếu phát hành có điều khoản đảm bảo. Khối lượng mua lại trước hạn là 43.600 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ năm 2023).
Tuy vậy, theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn vẫn còn khá lớn, lên tới 163.860 tỷ đồng. Trong đó, 42% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 69.627 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 30.498 tỷ đồng, chiếm 19%./.
Nhằm giảm tình trạng quá tải tại các chi nhánh, các ngân hàng giới hạn mỗi người dân được giao dịch tối đa khoảng 1-2 lượng vàng miếng SJC để đảm bảo tất cả những người xếp hàng đều mua được.
Đối với các công trình đang thi công có vi phạm như quá tầng, phòng cháy, chữa cháy… thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công”, Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói khi nêu ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi.
Trong khi các phân khúc như nhà phố/shophouse, condotel vẫn chưa thoát cảnh “ngủ đông” kéo dài thì sự sôi động khác lạ ở phân khúc biệt thự đang leo lắt duy trì điểm sáng cho thị trường.
Theo báo cáo, tại ngày 31/12/2023, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu là hơn 12.251 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ đồng so với con số 11.719 tỷ đồng của cuối năm 2022.
Dự thảo Luật Thủ đô cho phép trên bãi sông được phép tồn tại khu dân cư hiện hữu, xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp bảo đảm phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.
Được chấp thuận đầu tư từ năm 2018 nhưng đến nay, dự án Khu đô thị mới dọc Đại lộ Nam Sông Mã tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa vẫn ngổn ngang, dang dở.
Hiện nay, thị trường ghi nhận một số ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm lên tới 7-9,5%/ năm với điều kiện đính kèm về số tiền và kỳ hạn gửi.
Tại Công văn 392/TTg-NN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 73,42 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu đô thị thị trấn Cần Giuộc - phía Bắc trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Hơn 10 doanh nghiệp bất động sản lớn thời gian gần đây đã liên tiếp công bố kế hoạch huy động hàng nghìn tỷ đồng của cổ đông phục vụ cho việc trả nợ trái phiếu, ngân hàng và phát triển dự án; thậm chí là thanh toán tiền bảo hiểm xã hội và lương cho nhân viên…
Không chỉ giao dịch giảm sốc, nguồn cung mới đưa ra thị trường của phân khúc này cũng đang lao dốc tới gần 60% so với cùng kỳ.