Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội báo cáo về kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo, trong ngày 22/9/2023, nhà băng này đã phát hành thành công 100 trái phiếu, mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị 100 tỷ đồng.
Đây là lô trái phiếu có ký hiệu MBBL2330001, kỳ hạn 7 năm, lãi suất cố định 7,5%/năm.
“Tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu theo yêu cầu của người sở hữu trái phiếu hoặc trái phiếu có thể được mua lại theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và người sở hữu trái phiếu”, thông báo nêu rõ.
Theo tìm hiểu, hiện trong hệ thống các ngân hàng thương mại đã niêm yết, MBBank là nhà băng nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất.
Cụ thể, thống kê từ báo cáo tài chính 27 ngân hàng cho thấy, đến cuối tháng 6/2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) các ngân hàng đang nắm giữ là hơn 200.000 tỷ đồng; trong đó, MBBank vẫn là nhà băng nắm nhiều nhất.
Báo cáo tài chính quý 2 cho thấy, MBBank ghi nhận 40.428 tỷ đồng TPDN sẵn sàng để bán, giảm hơn 3.100 tỷ đồng so với cuối năm trước. Đây là trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 15 năm, có lãi suất từ 7,3% đến 13,8%/năm.
Ở vị trí "á quân", giá trị TPDN tại Techcombank (TCB) tiếp đà giảm. Đến cuối tháng 6/2023, chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành còn 39.787 tỷ đồng, giảm 3%.
Vị trí thứ ba thuộc về VPBank. Cuối tháng 6/2023, trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ của VPBank (VPB) hơn 38.000 tỷ đồng, cũng giảm so với cuối năm trước.
Trung Kiên
Quá trình điều tra xác minh ban đầu, từ năm 2020 - 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng).
Đây là nhận định tại Tờ trình của Chính phủ trong phiên họp của Ủy ban Kinh tế sáng ngày 27/9 về thẩm tra tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024…
Trái phiếu phát hành ra công chúng 2022 - đợt 3 của Bac A Bank là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm.
Sau khi miệt mài thông báo đấu giá đến lần thứ 3, thứ 4 nhưng các bất động sản có giá trị tới hàng trăm tỷ đồng thuộc Tổ hợp du lịch, giải trí tại Phú Quốc của Tân Hoàng Minh vẫn chưa có chủ mới, Agribank vừa quyết định đem tòa nhà “đất vàng” của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở Hà Nội ra đấu giá để thu hồi nợ.
Theo công bố thông tin từ HNX, trong tháng 8/2023 có 5 ngân hàng thực hiện 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, OCB chính là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện 7 nhóm nội dung hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy là 9,26 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn đạt 169.840 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 87.838 tỷ đồng).
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại toàn bộ nhóm big 4 ngân hàng quốc doanh, gồm: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động cao nhất xuống còn 5,5%/năm - ngang mức thấp lịch sử ghi nhận trong giai đoạn Covid-19.
Các ngân hàng quốc doanh Agribank và Vietcombank đã tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,2 - 0,3 điểm % ở nhiều kỳ hạn.