Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu thống kê mới nhất liên quan đến tiền gửi của người dân và các tổ chức kinh tế vào hệ thống tổ chức tín dụng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng 7/2024, tiền gửi của cư dân vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,838 triệu tỷ đồng, tăng 305.672 tỷ, tương ứng với 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023.
Có thể thấy, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng liên tiếp trong gần 2 năm qua, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu kỷ lục trong năm 2023.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng lại thấp hơn của dân cư, đạt 6.768.755,12 tỷ đồng, có giảm nhẹ 1,07% so với cuối năm ngoái.
Cũng theo số liệu này, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 16,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,52% so với cuối năm 2023.
Về diễn biến lãi suất tiền gửi, sau khoảng 1 năm lãi suất thấp kỷ lục, từ tháng 4 trở lại đây nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng lãi suất huy động, nhằm thu hút thêm nguồn vốn.
Như tại VPBank, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 và 9 tháng là 5-5,4%/năm tùy theo món tiền gửi và đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng ưu tiên và món tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên thì ngân hàng sẽ trả lãi suất là 5,4%/năm. Còn đối với khách hàng không phải là ưu tiên, các kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng được niêm yết lãi suất là 5,4%/năm và 5,7%/năm.
Hay ở ngân hàng SHB, kỳ hạn 6 tháng được niêm yết ở mức 4,7%/năm, còn kỳ 9 và 12 tháng lần lượt là 4,7%/năm và 5,2%/năm.
So với đầu năm nay, lãi suất huy động các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng đã tăng 0,5-1%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài tăng vượt ngưỡng 6,0%/năm tại nhiều ngân hàng.
Một số ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm mà không yêu cầu điều kiện tiền gửi như: NCB dẫn đầu thị trường với mức lãi suất 6,15%/năm, kỳ hạn 18-36 tháng.
Tại kỳ hạn 18 tháng, Dong A Bank, HDBank, OceanBank hiện đồng giữ mức lãi suất cao "sát đỉnh" là 6,1%/năm (kỳ hạn 18 tháng). Tiếp sau là Bac A Bank với lãi suất 6,05%/năm (kỳ hạn 18 tháng). Cuối cùng là Saigonbank và BaovietBank với lãi suất 6,0%/năm (kỳ hạn 18 tháng).
Tại kỳ hạn 36 tháng, NCB vẫn tiếp tục dẫn đầu với lãi suất 6,15%/năm. OceanBank, Saigonbank, SHB, Dong A Bank đồng giữ mức lãi suất 6,1%/năm. Trong khi Bac A Bank trả lãi suất 6,05%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.
Trong khi đó, các ngân hàng có vốn nhà nước vẫn duy trì ổn định lãi suất nhiều tháng qua. Đầu tháng 10, VietinBank niêm yết mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 4,8%/năm được áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Còn các kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng, VietinBank vẫn giữ mức 3%/năm trong nhiều tháng nay. Đối với các kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, mức lãi suất tiết kiệm là 4,7%/năm.
Biểu lãi suất tại Vietcombank áp dụng đầu tháng 10 cũng được giữ nguyên như vài tháng trước đó. Đơn cử kỳ hạn 6 và 9 tháng là 2,9%/năm; gửi 12 tháng có lãi suất 4,6%/năm; 24 tháng trở lên được niêm yết lãi suất là 4,7%/năm.
Tháng 9 vừa qua, thị trường có 12 ngân hàng tăng lãi suất với xu hướng tăng chủ yếu ở các kỳ ngắn hạn. Trước đó, tháng 7 có khoảng 20 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động, sang tháng 8 thị trường có 15 ngân hàng tăng lãi suất.
Mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ trong thời gian qua được đánh giá là một trong những yếu tố tăng sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm, góp phần thu hút dòng tiền đổ vào ngân hàng.
Tính đến hết tháng 8, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của NHTM trong nước ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,6-3,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-4,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,3-6,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,4%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng./.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 81.528 tỷ đồng. 43,9% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 35.758 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 8.500 tỷ đồng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong đầu tháng 10 duy trì sự ổn định, một số ngân hàng có điều chỉnh tăng không đáng kể, dao động ở mức từ 0,1-0,5%.
Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, song thực tế các khoản vay mua bất động sản vẫn neo ở mức cao. Đặc biệt, với các khoản vay mới, sau thời gian ưu đãi, mức lãi suất thả nổi tại nhiều ngân hàng có thể lên tới 13%/năm.
Tính đến hết tháng 6/2024, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 6,8% so với đầu năm và chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế.
Giá vàng nhẫn trong nước có sự biến động mạnh trong tuần vừa qua, đuổi sát vàng miếng SJC; chuyên gia kinh tế nhấn mạnh giá vàng tăng phụ thuộc vào biến động chính trị và FED…
Đến cuối tháng 9 này, cả nước mới giải ngân được hơn 320.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt gần 48% kế hoạch được giao, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Dương Nhất Nguyên là con trai ông Dương Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch Vietbank và bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chính thức giảm lãi suất 0,5%/năm đã mở ra cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ, thúc đẩy giảm lãi suất trong nước. Bất động sản là một trong những ngành được dự đoán hưởng lợi từ động thái này.
Khi quyền hợp pháp của chủ nợ được bảo vệ đầy đủ, trong đó có quyền của các tổ chức tín dụng được thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm sẽ tăng được khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân, chi phí tín dụng của người vay được tiết giảm, khách hàng tốt không bị ảnh hưởng lây…
Việc tháo gỡ cơ chế chính sách, những nút thắt về thủ tục đầu tư mà hiện nay vẫn đang rất chậm, đặc biệt cho các dự án bất động sản. Khi các nút thắt này được giải tỏa, nguồn cung sẽ được cải thiện giúp cho thị trường bất động sản ấm lên tạo tâm lý tích cực cho đầu tư và tiêu dùng.