Thứ 1 ngày 6 tháng 10 năm 2024 / 5:28

Tín dụng ngân hàng phần lớn đang “chảy vào” bất động sản dẫn đến nợ xấu tăng cao

Tính đến hết tháng 6/2024, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 6,8% so với đầu năm và chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế.

tín dụng | bất động sản | nợ xấu | ngân hàng | dự án | cho vay mua nhà |

Tín dụng ngân hàng phần lớn đang “chảy vào” bất động sản dẫn đến nợ xấu tăng cao

|

thị trường

|

doanh nghiệp

|

tiêu điểm

|

quy hoạch

|

hạ tầng

|

dự án

|

tài chính

|

Thông tin được Công ty chứng khoán Vndirect (Vndirect) cho biết tại Báo cáo “Triển vọng ngành ngân hàng: Dấu hiệu phục hồi tích cực”.

Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trông chờ vào bất động sản

Tại báo cáo trên, Vndirect đưa ra số liệu cho thấy, tính đến ngày 26/8, tín dụng đã tăng 6,6% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 5,6% cùng kỳ năm ngoái nhờ sự phục hồi kinh tế cải thiện nhu cầu vay vốn. Phần lớn tín dụng đang chảy vào các lĩnh vực đang phục hồi mạnh mẽ và đang trong quá trình tái cơ cấu như công nghiệp, bất động sản với mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 7,3% và 6,8%.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tính đến hết tháng 6/2024, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã tăng 6,8% so với đầu năm và chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế.

“Chúng tôi kỳ vọng bất động sản sẽ là một trong những động lực tăng trưởng tín dụng chính trong nửa cuối năm 2024, khi lĩnh vực này được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi”, Vndirect nhận định.

Tín dụng chảy vào các ngành tăng trưởng mạnh.
Tín dụng chảy vào các ngành tăng trưởng mạnh.

Để dẫn chứng, công ty chứng khoán này đưa ra số liệu cho thấy, trong nửa đầu năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội đã khởi sắc, trong khi TP.HCM chậm hồi phục. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ cho thấy nhu cầu mạnh mẽ ở cả hai thị trường.

Cụ thể, tại Hà Nội, thị trường phục hồi mạnh mẽ khi nguồn cung mới tăng 176% so với cùng kỳ trong 6 tháng năm 2024 lên 10.841 căn, trong khi tỷ lệ hấp thụ đạt 112%.

Đáng chú ý, sau khởi đầu chậm chạp trong quý 1/2024, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội đạt mức cao nhất trong 3 năm vào quý 2 (+263% so với quý trước và +367% so với cùng kỳ), với tỷ lệ hấp thụ tăng mạnh gần 120%.

Nguồn cung nhà ở tại Hà Nội cải thiện svck trong quý 2/2024, trong khi nhu cầu ở TP.HCM vẫn trì trệ với tỷ lệ lấp đầy >100%.
Nguồn cung nhà ở tại Hà Nội cải thiện svck trong quý 2/2024, trong khi nhu cầu ở TP.HCM vẫn trì trệ với tỷ lệ lấp đầy >100%.

Ngược lại, tại TP.HCM, thị trường cải thiện chậm hơn so với quý trước. Nguồn cung mới 6 tháng đầu năm nay đạt thấp nhất trong 15 năm, giảm 59% so với cùng kỳ xuống 1.676 căn. Tuy nhiên, số lượng căn bán ra tiếp tục vượt nguồn cung mới với tỷ lệ hấp thụ 104%.

Trong quý 2/2024, nguồn cung mới và số căn bán được tại TP.HCM giảm lần lượt 6%/24% so với cùng kỳ nhưng tăng 139%/88% so với quý trước.

“Chúng tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống 15% cho năm 2024 là khả thi vì: Các ngân hàng thương mại nhiều khả năng sẽ hoàn thành chỉ tiêu được giao; thanh khoản hệ thống được kỳ vọng sẽ dồi dào hơn khi áp lực tỷ giá giảm bớt; cần có sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực bán lẻ và bất động sản cùng lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ phục hồi mạnh mẽ”, Vndirect nhận định.

Nợ xấu nhiều nhà băng gia tăng

Trong báo cáo, Vndirect cũng đưa ra nhận định, do tín dụng chủ yếu tập trung vào ngành bất động sản và bán lẻ (cho vay mua nhà) cho nên nợ xấu của nhiều ngân hàng cũng đang gia tăng đáng kể từ thời kỳ hậu đại dịch, với tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% trong quý 2/2024 từ mức 1,92% trong quý 4/2023 và còn cao hơn mức 2,1% được ghi nhận trong quý 2/2023.

Theo nhận định, xu hướng chung của các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu là xóa nợ, trong khi việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều thách thức và có thể gây áp lực lên thanh khoản ngân hàng.

Riêng trong năm 2023, tỷ lệ thu hồi khoản vay giảm đáng kể do thị trường bất động sản trì trệ, khiến việc thanh lý tài sản gặp khó khăn, đồng thời cũng có những vướng mắc pháp lý trong việc thu giữ, bán tài sản đảm bảo của ngân hàng.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chạm mức thấp nhất kể từ năm 2019 trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng đạt đỉnh.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chạm mức thấp nhất kể từ năm 2019 trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng đạt đỉnh.

Ngoài ra, việc bán tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản gặp khó khăn do gặp nhiều trở ngại trong quá trình đấu giá. Do đó, dự báo các ngân hàng Việt Nam sẽ quản lý tỷ lệ nợ xấu bằng cách tăng xử lý nợ, thúc đẩy hoạt động thu hồi nợ, tăng cường quản lý tài sản thế chấp, cơ cấu lại các khoản vay và kéo dài thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng.

“Chúng tôi cho rằng việc đạt được trạng thái cân bằng thanh khoản đã phần nào giảm bớt áp lực lên các ngân hàng trong việc tăng lãi suất huy động trong thời gian tới và giúp họ tập trung hơn vào tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phải đối mặt với áp lực tăng lãi suất huy động do: Nhu cầu thu hút tiền gửi của các ngân hàng ngày càng tăng do nhu cầu vay mạnh hơn trong nửa cuối năm; đảm bảo tỷ lệ LDR cho một số ngân hàng (8 ngân hàng có LDR trên 80% tính đến quý 2/2024) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn gần chạm mức trần 30%. Do đó, mức giảm chi phí vốn của khu vực ngân hàng sẽ chạm đáy vào cuối quý 2/2024 và tăng dần từ quý 3/2024. Vì vậy, dự báo NIM của các ngân hàng sẽ không thay đổi trong năm 2024 (-0,8 điểm cơ bản so với cùng kỳ)”, Vndirect nhận định.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/tin-dung-phan-lon-dang-chay-vao-bat-dong-san-dan-den-no-xau-tang-cao-39358.html

Tin liên quan