Theo đó, tại cuộc họp báo trên, thông tin về tiến độ giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đến nay chưa được đồng nào do chưa có dự án, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, đã rà soát, liên hệ trực tiếp với các địa phương và các chủ đầu tư.
Thực tế cho thấy, mặc dù đã có 100 dự án được cấp phép xây dựng nhưng các địa phương đang trong quá trình tổng hợp, công bố. Các dự án còn lại hầu hết đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Đến nay, Bộ Xây dựng chưa nhận được phản ánh từ chủ đầu tư về khó khăn liên quan đến thủ tục, hồ sơ vay vốn.
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay một số Sở Xây dựng đã rà soát hồ sơ, lập danh mục các dự án đủ điều kiện trình UBND cấp tỉnh xem xét công bố danh mục dự án.
Đáng chú ý, trong các tỉnh có dự án nhà ở xã hội chờ vay vốn, có UBND tỉnh Trà Vinh công bố danh mục 2 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng (tổng mức đầu tư 2 dự án là 1.492 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 420 tỷ đồng).
Tại buổi họp báo, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt mà đáp ứng mục đích lâu dài (giai đoạn 2023-2030) góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Cũng theo đại diện Bộ Xây dựng, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đạt mục tiêu đề ra và giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc tạo nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, kiểm tra các dự án cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, thúc đẩy việc triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng đề xuất các vấn đề xung quanh gói tín dụng này.
Tại văn bản, HoREA cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… là mức quá cao so với khả năng tài chính của đối tượng là người có thu nhập thấp.
Để dẫn chứng, HoREA cho rằng, căn hộ nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng, thanh toán trước 20% là 200 triệu đồng và được vay 80% là 800 triệu đồng. Với lãi suất 8,2%/năm, chỉ riêng việc trả lãi vay năm đầu tiên người vay phải trả bình quân 5,46 triệu đồng/tháng, đồng thời còn phải trả một phần nợ gốc.
Còn với mức lãi suất 8,7%/năm áp dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư lại khá phù hợp và có tác động tích cực đối với các chủ đầu tư khi hiện nay, lãi suất vay rất cao, có thể lên đến 12-13%/năm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước quy định các mức lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được xác định định kỳ 6 tháng một lần, theo đó mức lãi suất 8,2%/năm, 8,7%/năm áp dụng đến ngày 30/6/2023 làm cho tâm lý của người vay thêm "bất an".
Cũng theo HoREA, thời gian ưu đãi của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn.
Với mức lãi suất và thời hạn trên, HoREA cho rằng, nếu có nguồn cung nhà ở xã hội, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chắc chắn sẽ lựa chọn vay ưu đãi 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Khi ấy, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có thể bị "ế" khi người mua, thuê mua nhà ở xã hội không lựa chọn để vay.
Hiện Bình Định đã công bố 6 dự án với tổng mức đầu tư là 5344,9 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 1.832 tỷ đồng; Phú Thọ 3 dự án với tổng mức đầu tư là 818 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 441 tỷ đồng; Đà Nẵng 3 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 2.046 tỷ, nhu cầu vay vốn khoảng 545.6 tỷ đồng; Trà Vinh 2 dự án với tổng mức đầu tư là 1.492 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 420 tỷ đồng; Bắc Giang 2 dự án tổng mức đầu tư là 6.164 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 4527.6 tỷ đồng, Bắc Ninh 6 dự án tổng mức đầu tư là 14.533 tỷ, nhu cầu vay vốn là 3.381,33 tỷ đồng). Các dự án này đang được UBND cấp tỉnh xem xét, rà soát để công bố trong thời gian tới.
Sáng ngày 9/6, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Thông tin trên được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho biết tại Báo cáo Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam vừa được phát hành.
Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, hiện nay, một số dự án chưa đáp ứng các điều kiện về huy động vốn nhưng các chủ đầu tư cấp 1 vẫn đăng thông tin trên các website, các trang mạng xã hội để quảng cáo và ký hợp đồng dưới hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư…
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng quy định Nhà nước quyết định giá bán nhà ở xã hội thì mới bán đúng đối tượng, còn nếu không, sẽ rơi vào kênh nhà ở thương mại.
Liên quan đến thị trường BĐS, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, các vướng mắc về mặt thể chế đến nay cơ bản đã được tháo gỡ, giải quyết…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thừa nhận, thời gian qua một số dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Đăk Lăk... có hiện tượng trung gian, cò mồi lợi dụng khan hiếm để rao bán nhà nhằm trục lợi.
Chủ tịch VARS Nguyễn Văn Đính khẳng định, lãi suất hạ là tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản, giải quyết được vấn đề về thanh khoản.
Bộ Xây dựng được giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc thực hiện điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, trước ngày 15/6/2023…
Từ đầu năm đến nay, khi nguồn cung sơ cấp hạn chế, một nhóm nhà đầu tư cá nhân do gặp khó với bài toán cân đối dòng tiền trong bối cảnh lãi suất tăng đã khuấy động thị thứ cấp, tạo ra “cơn gió ngược” trên thị trường địa ốc.
Theo chuyên gia, giá chung cư trong thời gian tới sẽ khó giảm sâu vì các loại hình phục vụ nhu cầu ở thực vẫn đang là điểm sáng của thị trường bất động sản.