Đề xuất được đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đưa ra sáng nay khi thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Theo đó, phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, điều nổi cộm của thị trường bất động sản hiện nay đó là giá bất động sản tại các thành phố lớn rất cao và liên tục tăng lên, vượt quá mức thanh toán của đại đa số người dân có nhu cầu nhà ở, đồng thời thu nhập từ bất động sản thấp so với giá vốn đầu tư bất động sản.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, giá bất động sản cao bất thường do người mua bất động sản để tích lũy tăng cao khiến dòng tiền đẩy vào bất động sản cao, không chảy vào kinh doanh sản xuất; nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm; bên cạnh đó, các lực lượng thị trường như môi giới, đấu giá cố tình đẩy giá lên cao để kiếm lợi nhuận.
Để kiểm soát giá bất động sản, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất: Yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại; Thực hiện ngay Điều 31 của Luật Giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có biến động bất thường, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp kê khai giá bán lần đầu trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế quản lý sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp tại một số thành phố lớn, nhằm quản lý minh bạch hoạt động của thị trường.
Về phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, người có thu nhập thấp thường không đủ khả năng tích lũy để mua nhà, thậm chí không đủ tiền trả lãi vay ngân hàng. Do đó, ông đề nghị cần tăng cung nhà ở cho thuê dành cho người thu nhập thấp, để họ có thể thuê nhà suốt đời và chuyển sang mua nhà thương mại khi đủ điều kiện.
Mặt khác, vẫn còn những bất cập như văn bản quy định chi tiết hướng dẫn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung nhiều lần nên khâu thực hiện còn lúng túng, còn có sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất, còn tuỳ tiện trong điều chỉnh quy hoạch.
Theo ông, việc thực hiện đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 chưa đạt yêu cầu, có địa phương mới bước đầu triển khai do nguồn vốn ngân sách còn khó khăn, phần lớn là từ nguồn xã hội hoá, xây dựng nhà trọ cho người dân thuê do hộ gia đình cá nhân thực hiện.
Các nhà đầu tư tiếp cận đất đai còn khó khăn, nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn vướng mắc do thay đổi quy định của pháp luật, chậm định giá đất của địa phương cũng là nguyên nhân các dự án bất động sản và nhà ở xã hội bị đình trệ.
Đại biểu nhấn mạnh, công tác giám sát của Quốc hội đã chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế thiếu sót, những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện quản lý thị trường bất động sản và triển khai thực hiện nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
“Với sự đồng tâm hiệp lực của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, của doanh nghiệp, người dân, thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến tích cực khả quan, nhà ở xã hội phát triển, nhiều địa phương bắt tay thực hiện, đối tượng trong diện chính sách về nhà ở sẽ có đủ kiện tiếp cận được nhà ở, ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp; doanh nghiệp bất động sản an tâm đầu tư vào thị trường nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ổn định cuộc sống của người dân”, ông nhấn mạnh./.
Thời điểm này đang sốt giá đất, giá đất cao, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá…
Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập…
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2024 chứng kiến sự phân hóa giữa các phân khúc; trong khi chung cư cao cấp đang “chiếm lĩnh” thị trường thì nhà ở bình dân rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Phân khúc bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau khi TP.HCM áp bảng giá đất mới là loại hình đất nền vùng ven, bởi bảng giá điều chỉnh tăng sẽ dẫn đến giá đất nền tăng theo. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Để thực hiện áp thuế tài sản, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư trở thành rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng.
Bảng giá đất điều chỉnh chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản do các dự án hiện nay được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư nhưng sẽ tác động đến ở “pha 2” khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Bảng giá đất điều chỉnh mới tại TP.HCM có hiệu lực từ ngày 31/10 với mức cao nhất là 687 triệu đồng/m2 thuộc 3 tuyến đường trung tâm quận 1.
Từ ngày 31/10/2024, một loạt các tuyến đường, gồm: Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi… giá đất ở cao nhất sẽ ở mức 687 triệu đồng/m2, tăng 567 triệu đồng/m2 so với bảng giá cũ do được nhân thêm với hệ số K là 3,5 lần.