Ảnh minh hoạ.
Theo đó, HoREA đề nghị bổ sung quy định “nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” và bổ sung quy định “đảm bảo người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống nơi tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” vào Điều 89 và bổ sung quy định về “bố trí chỗ ở tạm thời (tạm cư)” trong trường hợp được “tái định cư tại chỗ” khi Nhà nước thu hồi đất vào Điều 107 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):
HoREA cho rằng, nội dung Điều 89 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, nhưng “tiêu đề” của Điều 89 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ nêu “nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất” mà không đề cập đến việc “hỗ trợ, tái định cư” là chưa đầy đủ.
Mục 2.3 Phần IV Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo “Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, nên cần phải được bổ sung vào Điều 89 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Khoản 3 Điều 107 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “3. Người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị, dự án nhà ở thì được bố trí tái định cư tại chỗ. Trường hợp thu hồi đất ở để thực hiện các mục đích khác thì được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư”, nhưng để chờ được tái định cư tại chỗ thì phải được “bố trí chỗ ở tạm thời (tạm cư)”.
"Do vậy, cần bổ sung quy định “bố trí chỗ ở tạm thời (tạm cư)” vào khoản 3 Điều 107 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện di dời, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu” khi thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại khoản 2 Điều 63 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.
Trên cơ sở đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung “tiêu đề” và khoản 4 Điều 89 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:
Nguyên tắc bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (…) 4. Việc tổ chức xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất. Người có đất ở bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống nơi tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 107 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:
“3. Người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị, dự án nhà ở thì được bố trí tái định cư tại chỗ. Trong thời gian chờ được tái định cư tại chỗ thì được bố trí chỗ ở tạm thời (tạm cư). Trường hợp thu hồi đất ở để thực hiện các mục đích khác thì được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng. Có cơ chế thưởng đối với người có đất thu hồi bàn giao mặt bằng trước thời hạn”.
Những bất cập trong công tác định giá đất đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, tham nhũng về đất đai, ảnh hưởng đến chính sách đất đai của Nhà nước và gây rối loạn thị trường bất động sản. Giá đất và định giá đất là vật cản trở cho sự phát triển thị trường đất đai, không phải là một cơ chế tốt cho phát triển thị trường này, gây ra rất nhiều hệ lụy, tác động xấu.
Mục 2, Chương XI, Tài chính về đất đai, giá đất (từ Điều 153 đến Điều 158) dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định các nội dung về giá đất.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, vấn đề khó nhất, phức tạp nhất trong sửa luật Đất đai là chưa có hướng mở để đưa ra phương pháp xác định giá đất cụ thể nhằm giải quyết tất cả vướng mắc, bất cập…
Nguồn cung hạn chế, giá sơ cấp và thứ cấp ở mức cao được cho là nguyên nhân chính khiến số lượng giao dịch biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội đạt mức thấp nhất trong các năm. Tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường là bài toán thách thức trong năm 2023 khi mà không dễ để chủ đầu tư điều chỉnh giá bán.
Dư luận hiện đang đặc biệt quan tâm đến thông tin Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất bố trí gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà ỏ xã hội cho cả doanh nghiệp và người mua nhà.
Tương tự TP.HCM, mức độ quan tâm đến chung cư tại Hà Nội trong tháng 1/2023 tăng mạnh nhất ở phân khúc căn hộ có giá rao bán trên 50 triệu đồng/m2, với mức tăng đến 97% so với tháng 1/2022.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với các bộ, ngành liên quan về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định quy định lấn biển.
Góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản, các chuyên gia kiến nghị không được tạo đặc quyền, đặc lợi cho các sàn giao dịch bất động sản; biến sàn giao dịch bất động sản làm thay cho công chứng, chứng thực; đẩy rủi ro pháp lý cho người dân.
"Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ. Không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Ts. Cấn Văn Lực, về quan điểm, Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà chúng ta dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội).