Thông tin trên được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản năm 2023 và dự báo 2024.
Theo báo cáo trên, trong năm 2023, nguồn cung bất động sản nhà ở thương mại vẫn còn rất khan hiếm. Tổng nguồn cung nhà ở trong năm đạt khoảng 55.329 sản phẩm, tăng khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2022 nhưng vẫn chỉ bằng 32% so với năm 2018, năm chưa xảy ra đại dịch (180.000 sản phẩm).
Cơ cấu sản phẩm trên thị trường ngày càng mất cân đối. Thị trường thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở thương mại giá bình dân. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân trên tổng nguồn cung căn hộ mở bán cũng liên tục tụt giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 6% vào năm 2023.
Lượng cung, giao dịch nhà ở giai đoạn 2022-2023
Ghi nhận cho thấy, nguồn cung các căn hộ có giá dưới 25 triệu đồng/m2 chỉ có từ các dự án NƠXH, các dự án nhà thương mại tại các tỉnh thành cấp 2,3. Phân khúc trung cấp cũng bắt đầu khan hiếm tại 2 đô thị đặc biệt. Nguồn cung căn hộ có mức giá 40 triệu đồng/m2 gần như chỉ có tại các tỉnh thành xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh,…
Mặc dù nguồn cung nhà ở sơ cấp đưa vào thị trường vẫn còn “ nhỏ giọt”. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường khó khăn, việc có thêm nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung căn hộ từ các dự án mới đã góp phần làm “ấm” thị trường.
Càng về cuối năm, nguồn cung càng được đẩy mạnh về chất và lượng. Riêng trong quý 4, các sự kiện mở bán, kick-off quy mô lớn liên tục được triển khai. Một số dự án mới được đẩy mạnh truyền thông với nhiều hoạt động khuấy động thị trường, đặc biệt là các dự án thuộc CĐT Vinhomes, CĐT Khang Điền,..
Trong ngắn hạn, nguồn cung vẫn khó có thể bật tăng. Do số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới rất ít và đang ngày càng có xu hướng sụt giảm, đặc biệt là phân khúc bình dân, trung cấp. Nút thắt về pháp lý khiến cơ quan quản lý Nhà nước thận trọng hơn trong việc phê duyệt dự án. Vướng mắc pháp lý khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra, không có nguồn lực để trả nợ và phát triển dự án mới.
Lượng giao dịch khó bật tăng do cung khan hiếm
Theo báo cáo, năm 2023, tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường đạt 33%, tương đương với khoảng 18.600 căn hộ, sản phẩm thấp tầng được giao dịch thành công. Tương đương với tổng lượng giao dịch nhà ở năm 2022 nhưng vẫn chỉ bằng 17% so với năm 2018.
Lượng giao dịch khó bật tăng do nguồn cung vẫn khan hiếm, không phù hợp với khả năng tài chính của người mua, mặt bằng lãi suất giảm nhưng nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng do không đáp ứng được điều kiện vay vốn,... Một số nguồn cung được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, được kỳ vọng tạo "cú hích" cho thị trường lại không "ra" được do không đáp ứng được yêu cầu pháp lý.
Phân khúc căn hộ trung cấp dẫn đầu về số lượng giao dịch, chiếm 43%. Theo sau là phân khúc căn hộ cao cấp, chiếm 27%.
Giá căn hộ sơ cấp ở các dự án thuộc giai đoạn cuối hoặc ở các phân khu mở bán tiếp theo ở các đại đô thị có mức giá liên tục tăng. Trong khi tại thị trường thứ cấp, giá căn hộ cao cấp cũng chỉ giảm nhẹ, đi ngang, thậm chí tăng ở phân khúc bình dân.
Chỉ số giá phân khúc CHCC tại Hà Nội, TP.HCM giai đoạn 2019-2023
Giá sơ cấp căn hộ chung cư cao một phần do giai đoạn này có rất ít chủ đầu tư có dự án. Các chủ đầu tư có nguồn cung giai đoạn này hầu hết là các chủ đầu tư lớn, không gặp khó khăn về tài chính nên giá chào bán "neo" ở mức cao để thu hồi tối đa lợi nhuận.
Đáng chú ý, thị trường gần như vắng bóng các dự án mới có giá 40-50 triệu đồng tại Hà Nội và TP.HCM. Các dự án căn hộ chung cư ở các tỉnh/thành phố lân cận cũng đã ghi nhận mức giá xung quanh 40 triệu đồng/m2. Hiện giá căn hộ chung cư sơ cấp trung bình tại Hà Nội là 51,7 triệu đồng/m2 và Thành phố HCM là 71 triệu đồng/m2.
Mặt bằng giá căn hộ chung cư sơ cấp khó giảm do chi phí đầu vào (chỉ số nhà ở và giá VLXD mỗi năm tăng khoảng 6%), lạm phát, lãi suất ngày càng tăng cao. Trong khi số lượng dự án nhà ở thương mại được phê duyệt mới ngày càng khan hiếm, quỹ đất tại các khu vực trung tâm cũng không còn nhiều.
Mặc dù giá chào bán không giảm nhưng người mua nhà vẫn được hưởng lợi về giá từ các chính sách ưu đãi chưa từng có trong cuộc đua chính sách của các CĐT. Người mua được thanh toán theo nhiều đợt, hưởng ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc với thời gian gấp 2, 3 lần so với những năm trước.
“Khoảng 20 cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ thị trường BĐS đã được ban hành trong năm 2023 sẽ có độ ngấm và phát huy tác động tích cực tới thị trường BĐS trong năm 2024.
Thêm vào đó, động thái hạ lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục của các ngân hàng trong năm 2023 sẽ khiến cho một lượng tiền không nhỏ đang trú ẩn trong ngân hàng tìm về các kênh đầu tư khác, trong đó có BĐS.
Mặt khác, quy hoạch chung của nhiều tỉnh đã được phê duyệt trong năm 2023 sẽ hỗ trợ mở một số nút thắt về pháp lý, tạo điều kiện để các dự án đang vướng mắc pháp lý liên quan có cơ hội được thông qua.
Dự báo giá căn hộ chung cư vẫn sẽ duy trì mức giá cao cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sẽ có nhiều hơn sự góp mặt của các sản phẩm giá phù hợp hơn với nhu cầu của người dân, chủ yếu đến từ các dự án nhà ở xã hội”, Vars nhận định về triển vọng thị trường trong năm 2024.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường, hạn chế lệch pha cung - cầu sản phẩm bất động sản…
Luật Kinh doanh Bất động sản & Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua vào cuối 2023 là một bước tiến nhằm đảm bảo và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh. Cùng các chuyên gia chia sẻ những thay đổi tác động đến người mua nhà và cách nhận diện cơ hội đầu tư BĐS trong bối cảnh mới.
Nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực miền Trung với hơn 1.200 sản phẩm, tương đương khoảng 38% lượng cung toàn thị trường.
Dự báo, quý 1 và quý 2/2024 thị trường sẽ tiếp tục duy trì tín hiệu tốt từ thời điểm cuối năm 2023. Tuy nhiên, từ cuối quý 3 trở đi, sự phục hồi mới được thể hiện rõ rệt.
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có văn bản thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại dự án Khu đô thị Quảng trường biển TP Sầm Sơn (đợt 5) do Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) làm chủ đầu tư.
Số lượng giao dịch lớn tập trung tại huyện Bảo Lâm với 797 lô, huyện Lâm Hà 753 lô, huyện Đức Trọng 738 lô, huyện Di Linh 429 lô…
Dù dự án chưa đủ điều kiện bán hàng và chưa nhận được sự chấp thuận bán nhà ở hình thành trong tương lai theo phê duyệt của Sở Xây dựng Hà Nội, tuy nhiên, nhiều môi giới đã đua nhau chèo kéo, mời khách mua nhà đặt cọc giữ chỗ.
Các dự án, công trình được rà soát tháo gỡ bao gồm các loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, căn hộ thương mại dịch vụ… chưa đảm bảo thủ tục đất đai, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình gắn liền với đất.
Theo chuyên gia, nhà đầu tư không nên chờ giá lên đỉnh mới chốt lời. Bởi lẽ, giá vàng tăng nhưng cũng không biết đâu là đỉnh và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy, nếu đến điểm thấy có lợi nhuận hợp lý, nhà đầu tư nên bán chốt lời.
Theo chuyên gia, vai trò trong phát triển dự án của chủ đầu tư sẽ được nâng lên đáng kể trong giai đoạn tới. Các doanh nghiệp sẽ phải hạn chế khả năng đầu tư dàn trải, làm nhiều dự án một lúc hoặc dự án quá lớn so với nguồn lực doanh nghiệp…