Giá nhà tại Hà Nội tiếp tục gây bất ngờ khi giữ đà tăng khá mạnh trong các tháng vừa qua. Báo cáo từ Bộ Xây dựng và một số công ty nghiên cứu thị trường cho thấy: Giá chung cư mới và cũ, đã vào ở vài năm tại Hà Nội đều tăng, có dự án đã tăng tới khoảng 30% sau một năm.
Mức tăng giá như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch mua nhà của nhiều người đang làm việc tại Hà Nội. Cũng theo thông tin từ Bộ Xây dựng, lượng giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các tháng vừa qua đã có xu hướng giảm so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm ngoái. Lý do là bởi giá nhà đã ở mức cao và tâm lý người mua đang ở trạng thái chờ đợi.
Vào quý III năm 2023, giá sơ cấp trung bình (tức là giá mở bán của các chủ đầu tư) đối với căn hộ chung cư tại Hà Nội là 54 triệu đồng/m2. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, quý 3 năm nay, mức giá này đã đạt 69 triệu đồng/m2, tức là đã tăng thêm 15 triệu đồng/m2.
Với mức giá này, 70% số căn được giao dịch có giá trên 4 tỷ đồng. Chỉ 1% số căn hộ đã giao dịch có giá dưới 2 tỷ đồng. Các phân khúc khác như nhà thổ cư tại Hà Nội cũng tăng theo. Việc mua nhà đang trở nên ngày càng khó hơn, đặc biệt với những người trẻ.
Theo dự báo từ CBRE, trong các tháng tới, 75% tổng nguồn cung mới vẫn đến từ các chung cư cao cấp, có giá từ 60-200 triệu đồng/m2. Chỉ có 2 dự án mới chào bán với khoảng giá từ 50-60 triệu đồng/m2.
Savills cũng đưa ra báo cáo cho thấy, giá căn hộ sơ cấp hiện tại đã chạm mức 69 triệu đồng/m2, tăng 6% so với quý trước và 28% so với cùng kỳ năm ngoái, làm tác động đến thị trường căn hộ mới, đồng thời kéo giá của các căn hộ cũ lên tới 51 triệu đồng/m2, tăng 10% theo quý và 41% theo năm.
Đây là một sự gia tăng đáng lo ngại, bởi kể từ năm 2020, giá căn hộ thứ cấp tại Hà Nội đã tăng trung bình 17% mỗi năm.
Savills cũng dự báo trong quý IV/2024 sẽ có khoảng 9.700 căn hộ sẽ được mở bán, với 88% trong số đó đến từ các giai đoạn tiếp theo của những dự án lớn. Tuy nhiên, phần lớn nguồn cung này sẽ thuộc phân khúc hạng B (tức là các căn hộ có mức giá từ trung cấp trở lên, và sự thiếu hụt căn hộ bình dân vẫn là một vấn đề chưa thể giải quyết ngay).
Dự kiến, từ năm 2025 trở đi, khoảng 110.000 căn hộ từ 106 dự án sẽ ra mắt, tập trung ở các huyện ven như Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm và quận Hoàng Mai.
Hiện nay, các luật mới liên quan tới bất động sản đã có hiệu lực từ 1/8 vừa qua. Hành lang pháp lý cho các dự án mới đã khá rõ ràng. Dự kiến từ nay tới cuối năm, nguồn cung mới về nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội sẽ có thêm gần 5.000 căn mở bán. Chu kỳ khan hiếm nguồn cung nhà ở tại Hà Nội trong suốt 4 năm qua được dự báo sẽ chấm dứt.
Đáng chú ý, vừa qua, Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở. Theo đó, thành phố có thêm 6 dự án nhà ở xã hội tại quận Ba Đình, Long Biên và huyện Thanh Trì, Thạch Thất, với hơn 8.300 căn hộ. Hiện các dự án cơ bản giải phóng mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2029, tức là trong vòng 2-3 năm tới.
Giới chuyên môn cho rằng, sự xuất hiện của phân khúc nhà ở xã hội, sẽ giúp kéo giá thị trường về mức hợp lý hơn.
Đáng chú ý, trong nội dung Công điện số 103 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo vừa mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.
Ngoài ra, hiện nay, các giải pháp thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà xã hội cũng đang được các bộ ngành, địa phương từng bước triển khai./.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, từ đầu năm 2024, giá căn hộ chung cư ở vị trí trung tâm hay vùng ven của Hà Nội ghi nhận mức tăng đột biến.
Dự án Lumi Hanoi hiện đã bán xong 2 giai đoạn đầu và đang mở bán tiếp giai đoạn 3 - phân khu Lumi Elite. Phân khu này gồm 2 tòa Elite 1 và Elite 2 cao 29 tầng với tổng số 700 căn hộ. Giá bán dự kiến của các sản phẩm giai đoạn 3 là từ 79 triệu đồng/m2. Riêng các căn penthouse tại dự án này được chào từ 100 triệu đồng/m2.
Thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá. Điển hình, thời gần đây báo chí cũng đã phản ánh tình trạng một số địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất, bị người mua đẩy giá đất cao lên rồi bỏ cọc.
Sau thời gian tạm ngừng hoạt động do khó khăn về vốn và thị trường trầm lắng, từ đầu năm đến nay cả nước đã đón 2.553 doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động, bằng 139,7% so với cùng kỳ năm 2023.
9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp. Hiện giá trung bình nguồn cung sơ cấp toàn TP.HCM giảm xuống còn 68 triệu đồng/m2 thông thủy.
Trong quý 3 vừa qua, số lượng căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội đạt 6.840 căn, tăng 35% theo quý và 226% theo năm. Căn hộ hạng B dẫn đầu, đóng góp 98% số lượng căn bán được. Giá sơ cấp đạt 69 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 28% theo năm.
Thửa đất chuẩn được đề xuất chọn phải có tần suất xuất hiện các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước trong vùng giá trị nhiều nhất. Trường hợp các thửa đất trong vùng giá trị có nhiều loại diện tích với tần suất như nhau thì chọn thửa đất theo thứ tự ưu tiên thửa đất có diện tích gần nhất với diện tích bình quân của các thửa đất trong vùng giá trị.
Phải nhìn vào bản chất, nguyên nhân khiến giá nhà tại Việt Nam hiện nay cao là do cung không đủ cầu. Theo quy luật thị trường, giá chỉ giảm khi cung lớn hơn cầu. Bởi thế, thuế không phải là biện pháp căn cơ để giải quyết câu chuyện giá nhà, theo chuyên gia.
Sau diễn biến "sốt nóng" của phân khúc chung cư, thị trường đất nền Đông Anh những ngày gần đây tấp nập cảnh người đi tìm mua, sau thông tin Vingroup khởi công Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quốc gia và xây cầu Tứ Liên nối Đông Anh với nội thành Hà Nội. Trái ngược với cảnh trên, tại nhiều khu vực phía Nam, nhiều người rao bán cắt lỗ đất nền hàng tháng không ai mua.