Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, chưa có quy định cụ thể về xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn, do đó, để phù hợp với Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và ban hành thông tư là rất cần thiết.
Dự thảo bao gồm các quy định cụ thể về: Đánh giá điều kiện khu vực xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn; thu thập, tổng hợp thông tin về đặc tính thửa đất; xác định vùng giá trị; căn cứ lựa chọn thửa đất chuẩn; lập bảng tỷ lệ so sánh; rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh kết quả xác định giá của thửa đất cụ thể…
Theo dự thảo, căn cứ vào kết quả tổng hợp thông tin về đặc tính của tất cả các thửa đất, bổ sung lớp dữ liệu về giao thông lên bản đồ địa chính số; xác định các điểm trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở thể dục, thể thao, cơ sở y tế, công viên, khu vui chơi giải trí trên bản đồ địa chính số.
Vùng giá trị được xác định ranh giới, đánh số thứ tự và biểu thị trên bản đồ địa chính số, cụ thể như sau: Ranh giới vùng giá trị thể hiện bằng nét liền, màu đỏ; sử dụng mã ký hiệu các loại đất và đánh số vùng giá trị đất; màu sắc vùng giá trị đất sau khi xác định được khoảng giá: các vùng giá trị có cùng khoảng giá thì cùng màu, vùng có khoảng giá cao màu đậm hơn vùng có khoảng giá thấp. (*)
Theo dự thảo, cần thống kê tần suất xuất hiện các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước của các thửa đất chuẩn trong từng vùng giá trị.
Căn cứ lựa chọn thửa đất chuẩn được đề xuất cụ thể, gồm: Thứ nhất, thửa đất có tần suất xuất hiện các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước trong vùng giá trị nhiều nhất.
Trường hợp các thửa đất trong vùng giá trị có nhiều loại diện tích với tần suất như nhau thì chọn thửa đất theo thứ tự ưu tiên thửa đất có diện tích gần nhất với diện tích bình quân của các thửa đất trong vùng giá trị.
Trường hợp các thửa đất trong vùng giá trị có nhiều hình dạng phức tạp, xuất hiện với tần suất như nhau thì lựa chọn thửa đất theo thứ tự ưu tiên thửa đất tương đối giống hình chữ nhật, hình vuông làm thửa đất chuẩn.
Thứ hai, thửa đất ít có biến động về vị trí, mục đích, hình dáng, quy hoạch.
Thứ ba, thửa đất có ranh giới rõ ràng, đầy đủ pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (nếu có), không bị tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Dự thảo nêu rõ, tổ chức thực hiện định giá đất căn cứ dữ liệu tổng hợp thông tin về đặc tính của tất cả các thửa đất, tổng hợp thông tin giá đất đầu vào tại quy định (*) nêu trên, sử dụng phân tích thống kê để xác đinh cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, kết quả xác định cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất bằng phân tích thống kê theo quy định trên, tổ chức thực hiện định giá đất phân tích, đánh giá và dự thảo bảng tỷ lệ so sánh.
Tổ chức thực hiện định giá đất khảo sát ý kiến chuyên gia về dự thảo bảng tỷ lệ so sánh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc tổ chức hội thảo lấy ý kiến; tổng hợp ý kiến và đề xuất bảng tỷ lệ so sánh trong Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
Theo dự thảo, trên cơ sở kết quả định giá các thửa đất trong từng vùng giá trị, tổ chức thực hiện định giá đất xác định mức chênh lệch giá đất của các thửa liền kề có cùng mục đích sử dụng trong từng vùng giá trị, mức chênh lệch giá đất của các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng giữa các vùng giá trị.
Tổ chức thực hiện định giá đất khảo sát, lấy ý kiến người sử dụng đất, chuyên gia về sự phù hợp của kết quả định giá các thửa đất trong từng vùng giá trị so với các thửa đất tương đồng nhất định đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm khảo sát trở về trước; sự phù hợp của các mức chênh lệch giá quy định trên.
Đồng thời, tổ chức thực hiện định giá đất tổng hợp ý kiến, rà soát, hiệu chỉnh giá của thửa đất cụ thể./.
Phải nhìn vào bản chất, nguyên nhân khiến giá nhà tại Việt Nam hiện nay cao là do cung không đủ cầu. Theo quy luật thị trường, giá chỉ giảm khi cung lớn hơn cầu. Bởi thế, thuế không phải là biện pháp căn cơ để giải quyết câu chuyện giá nhà, theo chuyên gia.
Sau diễn biến "sốt nóng" của phân khúc chung cư, thị trường đất nền Đông Anh những ngày gần đây tấp nập cảnh người đi tìm mua, sau thông tin Vingroup khởi công Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quốc gia và xây cầu Tứ Liên nối Đông Anh với nội thành Hà Nội. Trái ngược với cảnh trên, tại nhiều khu vực phía Nam, nhiều người rao bán cắt lỗ đất nền hàng tháng không ai mua.
Ghi nhận cho thấy, tại TP.HCM, giá căn hộ dọc theo tuyến metro liên tục gia tăng từ thời điểm mở bán với mức tăng trung bình từ 35-70% tùy thuộc vào vị trí, cá biệt có dự án gấp đôi trong giai đoạn 2015-2023.
Một chung cư chỉ có các tiện ích tối thiểu có giá bán khoảng 40 triệu đồng/m2; tuy nhiên, nếu bổ sung bể bơi, phòng tập, nhà hàng, siêu thị, sân chơi… giá bán có thể tăng lên 50-60 triệu đồng/m2.
Qua khảo sát sơ bộ tại một số dự án cho thấy, do điều chỉnh giá đất đã làm tăng giá bán nhà ở, bất động sản lên 15-20% so với trước.
Bộ Xây dựng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá bất động sản tăng cao trong thời gian qua, trong đó có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi.
Những vướng mắc, ách tắc từ năm 2021 đến nay về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và các dự án đầu tư có sử dụng đất có mục đích phục vụ lưu trú như căn hộ Condotel, Officetel… vừa được tháo gỡ sau khi Chính phủ ban hành quy định mới.
Theo ghi nhận tại quận Sơn Trà, giá giao dịch phổ biến ở mức từ 57-118 triệu đồng/m2, tại quận Ngũ hành Sơn là từ 26-85 triệu đồng/m2, tại quận Liên Chiểu là từ 26-64 triệu đồng/m2, tại quận Hải Châu là từ 35-160 triệu đồng/m2.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lãi suất giảm kéo theo áp lực tài chính cũng giảm đi nên khả năng cơ hội đầu tư trên thị trường tăng lên, từ đó đầu tư bất động sản cũng sẽ tăng lên, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Giá nhà riêng tại miền Bắc đã tăng lên mức 173 triệu đồng/m2 vào quý 3/2024 so với mức 95 triệu đồng/m2 vào quý 1/2021. Tương tự, giá đất nền tại khu vực này đã tăng lên mức 46 triệu đồng/m2 so với mức 27 triệu đồng/m2.