Ảnh minh hoạ.
Trong văn bản gửi đi, HoREA, cho rằng khoản 1 Điều 57 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định “1. Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản” đã hợp lý hơn.
Nhưng, Hiệp hội nhận thấy rất cần thiết bổ sung trường hợp cá nhân, hộ gia đình tự thực hiện hoặc liên kết, hợp tác với “đầu nậu”, doanh nghiệp bất động sản để “phân lô, bán nền” phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản đối với trường hợp giao dịch với người không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc con nuôi, người được cấp dưỡng theo quy định pháp luật, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và góp phần ngăn chặn hành vi lừa đảo và các cơn “sốt đất” như đã xảy ra trong thời gian qua.
Cũng theo HoREA, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại khoản 2 Điều 65 quy định “2. Các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và phải hành nghề trong một sàn giao dịch bất động sản hoặc tổ chức môi giới” và khoản 1 Điều 58 quy định “1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp” và tại khoản 1 Điều 60 quy định “1. Sàn giao dịch bất động sản sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 58 của Luật này phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Xây dựng nơi có trụ sở của Sàn giao dịch để được cấp Giấy phép đăng ký hoạt động”, có nghĩa là bên cạnh các “doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Sàn giao dịch bất động sản” chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị cũng có thể đăng ký hoạt động Sàn giao dịch bất động sản nếu hội đủ điều kiện.
Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 57 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) như sau:
“1. Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản hoặc đất nền phân lô của cá nhân, hộ gia đình được tách thửa đất mà một bên giao dịch là người không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc con nuôi, người được cấp dưỡng theo quy định pháp luật phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản”.
Những điểm đã thay đổi của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã bổ sung khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định về “đặt cọc” trước thời điểm ký hợp đồng mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng và nhà đầu tư, nhất là để ngăn chặn tình trạng “đầu nậu, cò đất, cò nhà, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng quy định “đặt cọc” của Bộ Luật dân sự để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.
Khoản 2 Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định:“2. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng mà không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng” đã “luật hoá” một phần nội dung khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa 14 “về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép “được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; b) Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”.
Đã bổ sung quy định về “Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú” của Nghị định 02/2022/NĐ-CP nâng cấp thành điểm b khoản 1 Điều 45 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, nhà đầu tư mua, thuê mua căn hộ du lịch (condotel), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú (officetel).
Khoản 2 Điều 49 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã bổ sung quy định về “2. Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhận tiền thanh toán hợp đồng trong kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về tín dụng, thanh toán” để bảo đảm công khai, minh bạch.
Các quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương VII Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định điều kiện thành lập và thủ tục cấp Giấy phép đăng ký hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; quy định cụ thể các trường hợp giao dịch bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản; quy định “các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và phải hành nghề trong một sàn giao dịch hoặc tổ chức môi giới” sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới và sàn giao dịch bất động sản trong thời gian tới.
Khoản 4 Điều 63 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định “nghĩa vụ của Sàn giao dịch bất động sản” phải “4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Quy định này cũng yêu cầu Sàn giao dịch thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của “Luật phòng, chống rửa tiền 2022” trong lĩnh vực bất động sản và trở thành nguồn cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đ. Hoài
Theo chuyên gia, việc đưa ra mức giá nào để đánh thuế, đánh thuế như thế nào, lộ trình ra sao cần phải được điều tra xã hội học, nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất, ban hành để tránh tình trạng khi ban hành thì không còn phù hợp thực tế cuộc sống, không áp dụng được.
Theo Bộ Xây dựng các tồn tại trong việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện pháp lý có nhiều nguyên nhân...
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý IV/2022, giá bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch) tại hầu hết các dự án đang mở bán vẫn giữ nguyên mức giá của quý III/2022.
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2023 của Chính phủ diễn ra sáng nay.
Nhìn vào nguồn cung cầu của thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay, các chuyên gia cho rằng, giá của chung cư sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Theo Bộ Xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, do: Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai dự án.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân.
Với nguồn nội lực lớn mạnh, cùng với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn sẽ phục hồi mạnh mẽ thị trường bất động sản Hà Nội trong năm 2023.
Trao đổi với chúng tôi, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, 2023 sẽ là một năm nhiều thách thức và khó khăn đối với thị trường bất động sản khi đứng trước các yếu tố bất khả kháng từ bên ngoài và những sự điều chỉnh cần thiết với thị trường vốn.
Thị trường bất động sản cũng như kinh tế nói chung trong năm 2023 sẽ như thế nào, các chuyên gia chia sẻ quan điểm đáng lưu ý!