Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM vừa cấp phép cho gần 1.700 căn hộ chung cư thuộc một phần dự án Khu dân cư Hoàng Nam (lô F - Akari Hoàng Nam, quy mô hơn 26.500 m2) đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.
Dự án nằm trên địa bàn phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Diện tích đất khu công trình hỗn hợp chung cư cao tầng - thương mại dịch vụ hơn 19.300 m2.
Cuối tháng 9, chủ đầu tư đã ký hợp đồng cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai với Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh TP.HCM (OCB).
Tổng số tiền bảo lãnh tối đa cho tất cả các bên nhận bảo lãnh là 3.150 tỷ đồng. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần.
Ảnh minh họa
Trước đó, cuối tháng 10 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM cũng đã cấp phép cho một doanh nghiệp bất động sản được bán nhà ở hình thành trong tương lai với 1.043 căn hộ tại dự án The Privia thuộc quận Bình Tân.
Cụ thể, hơn 1.043 căn hộ đủ điều kiện mở bán này ở các thửa đất 207, 208, 209 tờ bản đồ số 11 thuộc dự án Khu nhà ở cao tầng Khang Phúc. Dự án này có tên thương mại là The Privia, nằm trên đường An Dương Vương, quận Bình Tân được khởi công từ năm ngoái.
Dự án được ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM bảo lãnh với số tiền tối đa 2.460 tỷ đồng. Cách đây một tháng, chủ đầu tư đã ký hợp đồng vay nhà băng này cho dự án với dư nợ không quá 1.000 tỷ đồng.
Báo cáo Thị trường bất động sản 10 tháng năm 2023 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, đến cuối quý 3/2023 tuy vẫn còn tăng trưởng âm -8,71% nhưng thị trường bất động sản TP.HCM đã có bước hồi phục rõ nét so với 6 tháng đầu năm và sau 9 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm 42,3% so với quý 1/2023.
Theo HoREA, đến thời điểm hiện tại có thể nhận định quý 1/2023 là “vùng đáy” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, về tổng thể, thị trường hiện nay vẫn còn rất khó khăn nhưng mức độ có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rất rõ nét tại TP.HCM.
Cụ thể, nếu như quý 1/2023, thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng âm -16,2% thì đến 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống còn -11,58%. Cuối quý 3/2023, tuy vẫn còn tăng trưởng âm -8,71% nhưng đã giảm thêm 2,87% so với 6 tháng đầu năm và sau 9 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm 42,3% so với quý 1/2023.
Tuấn Minh
Nhu cầu đối với văn phòng Hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Trước nhu cầu lớn về mặt bằng cao cấp và đạt các cam kết ESG, tòa nhà với chất lượng xây dựng thấp hơn cần nâng cấp để tránh rơi vào tình trạng hết thời. Tại Việt Nam, văn phòng Hạng A tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng. Trong tương lai, trước sức ép từ nguồn cung gia tăng, thị trường văn phòng tại Việt Nam vẫn được kỳ vọng nhờ nhiều động lực thúc đẩy nguồn cầu then chốt.
Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Theo chuyên gia, có thể nhận xét, Luật Nhà ở (mới) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà ở 2014 được ban hành.
Dự kiến, hai năm tới sẽ là giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam. Hiện trong khu vực, lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh, để lại nguồn vốn đầu tư sẵn có đáng kể. Mặc dù lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng và lợi suất tương đối cao của Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án và thiếu hụt nguồn cung mới đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất động sản năm 2023, nhưng nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa. Thị trường vẫn giữ được sự bền bỉ với số vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A trong hai năm tới.
Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua…
Nội dung đơn thư của công dân gửi đến trong lĩnh vực hành chính chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực: về quản lý đất đai, xây dựng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về tranh chấp đất đai…
Mặc dù thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để khẳng định chắc chắn về triển vọng phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng vào nửa cuối năm 2024.
Đến cuối quý 3/2023 tuy vẫn còn tăng trưởng âm -8,71% nhưng thị trường bất động sản TP.HCM đã có bước hồi phục rõ nét so với 6 tháng đầu năm và sau 9 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm 42,3% so với quý 1/2023.