Biểu đồ tổng nguồn cung hạng A,B,C. Nguồn: Cushman & Wakefield.
Trong khi không có thêm nguồn cung Hạng A mới trong năm 2022, xu hướng cải tạo và nâng cấp chất lượng tòa nhà văn phòng vẫn tiếp diễn tại những tòa nhà cũ, đặc biệt là trong khu vực Trung tâm.
Nhu cầu cho nguồn cung Hạng A tại khu vực Trung tâm có dấu hiệu phục hồi trong Q4 2022, với lượng hấp thụ dương được ghi nhận ở nhiều tòa nhà. Nhìn chung cả năm 2022, chỉ số hấp thụ dương đã được ghi nhận ở cả những tòa nhà Hạng A và Hạng B trên toàn thị trường. Khu phía Nam và khu Trung tâm vẫn là những khu vực có lượng hấp thụ văn phòng cao nhất.
Tỷ lệ lấp đầy hạng A là 96%; Giá thuê trung bình đạt 59USD/m2/tháng. Tỷ lệ lấp đầy cao của các tòa nhà hạng A cả năm cho thấy nhu cầu bền vững đối với nguồn cung văn phòng chất lượng cao.
Thị trường văn phòng hạng B duy trì tương đối ổn định với tỷ lệ lấp đầy đạt 91% trong quý 4, tăng dần trong suốt cả năm, một phần do nguồn cung mới tiếp tục được tung ra thị trường trong nửa đầu năm nay (tiêu biểu: CMC Creative Space, COBI Tower I & II, Pearl 5).
Giá thuê Hạng B duy trì ổn định ở mức 34USD/m2/tháng, với mức tăng trưởng dưới 1% theo quý và theo năm. Điều này một phần là do tỷ giá USD/VND tăng; Ngoài ra, giá thuê giảm cũng được ghi nhận tại một số tòa nhà.
Biểu đồ tỷ lệ lấp đầy và giá thuê của văn phòng hạng A và B. Nguồn: Cushman & Wakefield
Về nguồn cung, nhiều dự án văn phòng Hạng A được kì vọng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trong những năm săp tới.
Biểu đồ dự báo nguồn cung tương lai. Nguồn: Cushman & Wakefield
Dự án nổi bật: The Hallmark (2023 – 54.500 m2), The Mett* (2023 – 30.000 m2), The Nexus (2024 – 34.000 m2), The Sun Tower (2024 – 67.573 m2), e.Town 6 (2024 – 35.000 m2), UOA Tower II (2025 – 45.806 m2)
Khu phía Đông và khu Trung tâm dẫn đầu về nguồn cung tương lai
Các công ty có nhu cầu mở rộng với diện tích lớn có xu hướng chọn khu phía Nam, đặc biệt là các ngành E-commerce, bảo hiểm, và công nghệ, nhờ nguồn cung mới chất lượng cao tại khu vực này. Năm 2022, phía Nam TPHCM chiếm ưu thế về nguồn cung mới. Từ năm 2023 trở đi, ngôi vị này sẽ thuộc về khu Đông với nguồn cung hạng A dồi dào.
Nguồn cung chất lượng cao tương lai tại khu vực Thủ Thiêm kèm kết nối giao thông tốt với khu trung tâm thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khu Đông thành phố trở thành một thỏi nam châm thu hút các công ty danh tiếng với nhu cầu thuê lớn.
Biểu đồ Nguồn Cung tương lai từng khu vực. Nguồn: Cushman & Wakefield
Một số xu hướng đang tăng tốc tại thị trường văn phòng TPHCM:
Theo Cushman& Wakefield, trong thời gian tới, sẽ có một số xu hướng thị trường văn phòng chính như sau:
Cải tạo và nâng cấp: Những tòa nhà cũ tại những vị trí đắc địa hiện đã bắt đầu quá trình cải tiến/tân trang lại để cải thiện chất lượng tòa nhà và giữ chân khách thuê.
Thiết kế văn phòng vị nhân sinh: Văn phòng đã không còn đơn thuần là nơi làm việc. Theo đó, việc thiết kế văn phòng lấy con người làm chủ đạo đã được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn nhằm góp phần nâng cao trải nghiệm làm việc của nhân viên.
Nâng cao tiêu chuẩn về tính bền vững: Trong bối cảnh mà tính bền vững trở thành một giá trị trọng yếu, ngày càng có nhiều chủ đầu tư cân nhắc việc xây dựng đạt các chứng nhận tiêu chuẩn xanh như LEED và quy chuẩn ESG (môi trường, xã hội, và quản trị).
Nhật Lâm
Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, tổng nguồn cung bán lẻ đang hoạt động đạt 1,052 triệu m2.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, năm 2022, thị trường phục hồi nhẹ sau khoảng thời gian tạm dừng năm 2021 do Covid-19. Thị trường TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.028 căn chào bán, tăng 87% so với năm 2021. Đáng chú ý, trong quý 4/2022, doanh số bán mới đạt 983 căn, giảm 76% so với quý trước.
Từ xu hướng và tâm lý thị trường hiện nay, chuyên gia cho rằng, gu đầu tư trong thời gian tới sẽ hướng đến những sản phẩm có giá trị thực. Một số loại hình bất động sản, đặc biệt là nhà phố đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
Theo Bộ Xây dựng, trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Xây dựng mới đây, Bộ Xây dựng đề ra mục tiêu trong năm 2023 sẽ khắc phục lệch pha cung- cầu sản phẩm bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội.
Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản chuyển từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”. Ngoài ra, có hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau “ôm hàng”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” thị trường…
Trong khi các nút thắt của thị trường chưa được tháo gỡ, doanh nghiệp bất động sản phải tiết giảm tối đa chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong báo cáo tổng kết thực hiện công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết, tình hình thị trường bất động sản năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển...
Theo Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản đang dành cho nhà đầu tư có “tiền tươi thóc thật”, đây cũng là thời của người mua. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn, đàm phám về giá.