Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng năm 2022 khôi phục mạnh mẽ khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tính chung năm 2022, theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19.8% so với năm trước, ước tính đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng (khoảng 238.45 tỷ USD - tỷ giá 23.820). Trong đó, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.475,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14.4% so với năm trước.
Cũng theo Tổng cục thống kê, tổng doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 271.5% so với năm trước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Năm cả năm được ghi nhận ở mức 3,66 triệu lượt, gấp 23.3 lần so với năm 2021. Trong đó, khách từ châu Á gần 2,6 triệu lượt, và khách đến bằng đường hàng không gần 3,3 triệu lượt.
Biểu đồ Tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ và Tốc độ tăng trưởng YOY. Nguồn: Cushman & Wakefield
Năm 2022, nhiều Trung Tâm Thương Mại (TTTM) lên kế hoạch và tiến hành cải tạo và tái cấu trúc mặt bằng thương mại. Đây là diễn biến tích cực của thị trường khi các mặt bằng bán lẻ đã lỗi thời được nâng cấp, hứa hẹn sẽ đáp ứng phần nào sự khan hiếm mặt bằng tốt trên thị trường. Hùng Vương Plaza hiện đang được cải tạo và dự kiến sẽ tái gia nhập thị trường vào năm 2023.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, tổng nguồn cung bán lẻ đang hoặt động đạt 1,052 triệu m2. Trong đó có Thiso Mall, TTTM mới tại khu phía Đông trong Q4 2022, đóng góp thêm khoảng 33.000 m2 vào tổng nguồn cung. 4 dự án được dự báo sẽ chào sân vào năm 2023 là Central Premium plaza, Vincom Megamall Grand Park, Sunrise City Central và Emart 2 trên đường Phan Huy Ích, đóng góp hơn 116.000 m2 diện tích bán lẻ mới.
Nguồn: Cushman & Wakefield
Cùng với việc cải tạo/tái bố trí cũng như việc gia tăng các nguồn cung mới vào cuối năm 2022, tỷ lệ lấp đầy quý này đạt 88%, so sánh cùng kỳ theo năm và quý đều thấp hơn. Giá thuê ghi nhận mức tăng trưởng khả quan nhờ nguồn cung mới và nguồn cung đã được nâng cấp, đạt 49,3USD/m2/tháng.
Biểu đồ Nguồn cung tương lai 2023-2025. Nguồn: Cushman & Wakefield
Nguồn cung sắp tới từ Thành phố Thủ Đức bao gồm các trung tâm thương mại và trung tâm thương mại cộng đồng dân cư:Các dịch vụ cho cư dân, đồ ăn &thức uống, trang trí nhà cửa, phong cách sống &giải trí.
Nguồn cung sắp tới từ Quận 1 chủ yếu là các trung tâm thương mại cộng đồng:Thương hiệu thời trang cao cấp, dịch vụ được cá nhân hóa theo định hướng của nhân viên, giải trí định hướng du lịch.
Bảng các thương hiệu nổi bật gia nhập, mở rộng và di dời trên thị trường bán lẻ TPHCM. Nguồn: Cushman & Wakefield
Nổi bật, trong quý 4, Diamond Plaza mở cửa trở lại vào ngày 16/12/2022 sau khi cải tạo, bao gồm nhiều thương hiệu cao cấp và sang trọng và các mặt hàng phong phúnhư Jo Malone, Chanel, Lilliput, %Arabica, Beauty in the Pot hotpot,...Thiso Mall (TP. Thủ Đức) chính thức đi vào hoạt động trong khoảng cuối 2022 – đầu 2023, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bình dân lẫn cao cấp: Uniqlo, Starbucks, Highlands Coffee, Pizza 4P’s, Levi’s, Adidas, Valetino Creation.Khu vực Thảo Điền, quận Thủ Đức đang dần trở thành trung tâm giải trí và ăn uống cao cấp khi quy tụ một số thương hiêu nổi tiếng mới như Runam, Yen Sushi, L’Usine...
Bên cạnh sự gia nhập và mở rộng của thương hiệu quốc tế, thương hiệu nội địa cũng tăng trưởng đáng kể, mở rộng khắp thị trường. Các thương hiệu bán lẻ để tâm hơn đến việc dành ra không gian trải nghiệm sản phẩm trong.
Nhật Lâm
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, năm 2022, thị trường phục hồi nhẹ sau khoảng thời gian tạm dừng năm 2021 do Covid-19. Thị trường TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.028 căn chào bán, tăng 87% so với năm 2021. Đáng chú ý, trong quý 4/2022, doanh số bán mới đạt 983 căn, giảm 76% so với quý trước.
Từ xu hướng và tâm lý thị trường hiện nay, chuyên gia cho rằng, gu đầu tư trong thời gian tới sẽ hướng đến những sản phẩm có giá trị thực. Một số loại hình bất động sản, đặc biệt là nhà phố đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
Theo Bộ Xây dựng, trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Xây dựng mới đây, Bộ Xây dựng đề ra mục tiêu trong năm 2023 sẽ khắc phục lệch pha cung- cầu sản phẩm bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội.
Bộ Xây dựng cho hay thị trường bất động sản chuyển từ nguy cơ “bóng bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”. Ngoài ra, có hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau “ôm hàng”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” thị trường…
Trong khi các nút thắt của thị trường chưa được tháo gỡ, doanh nghiệp bất động sản phải tiết giảm tối đa chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong báo cáo tổng kết thực hiện công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết, tình hình thị trường bất động sản năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển...
Theo Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản đang dành cho nhà đầu tư có “tiền tươi thóc thật”, đây cũng là thời của người mua. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn, đàm phám về giá.
Dữ liệu mới đây của Savills cho thấy, Việt Nam thuộc nhóm 4 thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt về nguồn cung của bất động sản hàng hiệu trên thế giới.
Nếu đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng được nới lỏng, thị trường bất động sản cũng theo đà đó mà phục hồi nhanh, theo chuyên gia.