Công ty CP Bất động sản Seaholdings.
Công ty cổ phần Bất động sản Seaholdings có bước tiến lớn từ môi giới bất động sản sang làm chủ đầu tư, nhà phát triển dự án. Hiện tại, Seaholdings được biết đến với các sản phẩm nổi bật như dự án khu căn hộ Fresca Riverside, đất nền Lago Centro, khu nhà phố compound ven sông The Pearl Riverside.
Trong đó, đáng chú ý nhất là The Pearl Riverside. Theo giới thiệu của Seaholdings, The Pearl Riverside là dự án hiếm hoi ra mắt thị trường hiện tại sở hữu vị trí đắc địa bên bờ sông Vàm Cỏ Đông với quy mô gồm 250 sản phẩm nhà phố liền kế được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore.
Tọa lạc ven sông trên địa bà thị Trấn Bến Lức, tỉnh Long An, dự án được giới thiệu là dành cho giới thượng lưu nhưng mức giá chào bán trên thị trường khá hấp dẫn, chỉ 3 tỷ đồng/căn nhà phố và 10 tỷ đồng/căn biệt thự ven sông.
Lợi nhuận “bốc hơi” 94,3%, tài sản nằm chủ yếu ở khoản phải thu
Fresca Riverside được bắt đầu từ năm 2018. Năm 2019, Seaholdings tiếp tục triển khai sản phẩm khu dân cư đất nền Lago Centro. Và bước sang năm 2020, Seaholdings triển khai thành công dự án The Pearl Riverside.
Thế nhưng, bức tranh tài chính Seaholdings không mấy sáng sủa. Năm 2021, Seaholdings chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận cùng giảm sâu.
Năm 2021, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ Seaholdings chỉ còn 38,6 tỷ đồng, giảm 536,4 tỷ đồng, tương đương 93,3% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế giảm 21,7 tỷ đồng, tương đương 94,3% xuống 1,3 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 6 năm gần đây, 2020 là năm Seaholdings đạt “đỉnh” doanh thu với 576 tỷ đồng. Trước đó chỉ tiêu này khá thấp, chỉ là 10,3 tỷ đồng (năm 2016), 28,4 tỷ đồng (năm 2017), 12,9 tỷ đồng (năm 2018), 4,2 tỷ đồng (năm 2019).
Có thể thấy, doanh thu tại Seaholdings khá “thăng trầm”. Cùng với đó là lợi nhuận “mỏng”, lần lượt đạt 1,9 tỷ đồng (năm 2017), 7,1 triệu đồng (năm 2018), 128 triệu đồng (năm 2019) và 23 tỷ đồng (năm 2020). Thậm chí năm 2016 công ty còn lỗ 703 triệu đồng.
Doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của Seaholdings “trượt dốc” trong bối cảnh trước đó chỉ 1 năm, Seaholdings khiến thị trường bất động sản xôn xao khi khách hàng Fresca Riverside tố dự án chất lượng không đảm bảo.
Tổng tài sản của Seaholdings cũng có xu hướng giảm. Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản công ty đạt 184 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng, tương đương 9,8% so với năm 2020.
Chất lượng tài sản của doanh nghiệp bộc lộ một số vấn đề như tài sản nằm chủ yếu ở các khoản phải thu: Phải thu ngắn hạn - 48,36 tỷ, Phải thu dài hạn - 122,7 tỷ. Như vậy, các khoản phải thu chiếm tới 93% tổng tài sản doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, là một chủ đầu tư bất động sản nhưng chỉ tiêu Hàng tồn kho của Seaholdings trong năm 2021 là 0 đồng. Người mua trả tiền trước (chỉ tiêu thể hiện số tiền khách hàng đặt cọc mua căn hộ trước khi bàn giao chính thức) cũng chỉ vỏn vẹn 109 triệu đồng.
Tại các doanh nghiệp bất động sản khác, đây thường là 2 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản.
Dự án đã bị cầm cố
Dù The Pearl Riverside được giới thiệu có chủ đầu tư là Seaholdings nhưng trên thực tế, Công ty cổ phần Pan Bến Lức mới giữ vai trò này. Còn Seaholdings là nhà phát triển dự án.
Ngày 18/2/2022, Pan Bến Lức đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TP.HCM. Tài sản đảm bảo là “Hoa lợi; lợi tức, khoản phải thu, quyền nhận được số tiền bảo hiểm, khoản phí thu được, hoặc các lợi ích khác thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc từ việc đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý, phát triển dự án phát sinh từ 57 căn nhà thuộc dự án khu dân cư The Pearl Riverside tại thửa đất số 1659, tờ bản đồ số 3, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An”.
Trong khi đó, khác với nhiều công ty bất động sản khác, Seaholdings vay nợ rất ít. Tại ngày 31/12/2021, Seaholdings chỉ ghi nhận 321 triệu đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, giảm sâu so với 7,6 tỷ đồng của năm 2020. Seaholdings không thế chấp dự án mà dùng ô tô làm tài sản đảm bảo.
Seaholdings thành lập ngày 17/3/2016. Ở thời điểm thành lập, vốn điều lệ công ty chỉ là 1,5 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trần Hiền Phương (sở hữu 80% vốn) và ông Dương Quang Tiến sở hữu 20% vốn. Ông Trần Hiền Phương vừa là Tổng giám đốc, vừa là người đại diện pháp luật công ty.
Sau nhiều lần tăng vốn, tới ngày 8/4/2022, vốn điều lệ Seaholdings đạt 300 tỷ đồng.
P.V
Đại diện của VCCI cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý 1/2023.
CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa thông báo đã mua lại 200 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô GEXH2124002.
Dù nhiều doanh nghiệp khó khăn cuối năm, nhưng vẫn có doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thưởng Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 với số tiền khủng đến hơn 1 tỷ đồng.
Cán mốc 100.000 tỷ đồng trong năm 2022, đây là năm có doanh thu cao nhất của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) kể từ khi thành lập đến nay.
Vinatex vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, theo đó lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Ngày 20/12/2022, Tepco Renewable Power Singapore thực hiện giao dịch thỏa thuận mua 26,6 triệu cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) ở giá 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 785 tỷ đồng.
Công ty CP Osaka Garden lọt vào Top 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 với 7.700 tỷ đồng. Thế nhưng, việc liên tục thua lỗ trong nhiều năm và 98,9% tài sản doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu không khỏi khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn về cách sử dụng vốn vay và chất lượng lợi nhuận thực sự công ty này.
Ngày 20/12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.
Công ty CP đầu tư Nam Long (MCK: NLG) vừa huy động 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, lãi suất 12,94%. Trong khi đó, doanh nghiệp này cho vay một số cá nhân với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa tuyên VNG phải bồi thường cho công ty CP truyền thông TK-L số tiền hơn 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền.