Lô trái phiếu này được phát hành ngày 23/12/2021 và dự kiến đáo hạn vào ngày 23/12/2024. Đây là lần thứ 4 Gelex thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn trong cuối năm 2022. Trước đó, ngày 5/12, Gelex đã mua lại tổng cộng 4,4 tỷ đồng của 2 lô trái phiếu BONDGEX/2020.02 và BONDGEX/2020.01, dự kiến đáo hạn vào tháng 7/2023.
Ngày 14/12, GEX tiếp tục mua lại toàn bộ lô trái phiếu TP.GEX.2020.1 được phát hành ngày 13/5/2020 và dự kiến đáo hạn ngày 13/05/2023 với tổng giá trị 77,7 tỷ đồng.
Sang tới ngày 20/12, Công ty đã tiến hành mua lại 7,1 tỷ đồng trong số 129,1 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô BONDGEX/2020.02; 4,5 tỷ đồng trong số 61,6 tỷ đồng trái phiếu của lô BONDGEX/2020.01. Cả 2 lô trái phiếu này được phát hành vào tháng 7/2020 với thời hạn 3 năm.
Như vậy, nếu Tập đoàn Gelex mua lại thành công 4 đợt trái phiếu nói trên, tổng giá trị mua lại chỉ trong tháng 12 này là 294 tỉ đồng.
Trước đó, ngày 27/5, Tập đoàn Gelex đã mua lại 3 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá là 1.200 tỷ đồng. Đây đều là những trái phiếu được phát hành vào năm 2020 - 2021 với kỳ hạn ba năm. Ngày tổ chức mua lại là 8/6 và 17/6/2022. Trước đó vào ngày 19/5, Gelex cũng đã mua lại một lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng chưa đầy hai tháng, Gelex tổ chức 4 đợt mua lại trái phiếu với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.
Theo quan sát, Gelex là doanh nghiệp phát hành số lượng trái phiếu lớn trong nhiều năm nay với các sản phẩm trái phiếu đa dạng. Trong đó các sản phẩm chủ yếu mà Gelex phát hành là trái phiếu không chuyển đổi, trái phiếu có tài sản bảo đảm và trái phiếu không kèm chứng quyền. Hiện nay, các sản phẩm mà Gelex phát hành có kỳ hạn là 3 năm với lãi suất cụ thể như: cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Kể từ năm thứ 3, lãi suất sẽ bằng trung bình lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng quốc doanh + 3.5%/năm.
Những đợt trái phiếu gần đây nhất của Gelex có thể kể đến như, ngày 7/1/2022, công ty đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn ba năm. Ngày hoàn tất đợt phát hành trái phiếu là 7/1 và được đáo hạn vào ngày 23/12/2024. Theo đó, các thông tin khác về loại trái phiếu, lãi suất, trái chủ, đơn vị thu xếp cho thương vụ… đều không được công bố.
Trước đó, ngày 23/12/2021, công ty cũng đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho 1 tổ chức tín dụng, kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định là 8,5%/năm và trả lãi 3 tháng một lần. Công ty cho biết mục đích huy động để tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngày 31/12/2021, công ty cũng phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm cho 1 tổ chức tín dụng trong nước, lãi suất 12 tháng đầu tiên là 8,5%/năm và sau đó điều chỉnh theo thị trường. Kỳ trả lãi là 6 tháng một lần. Số tiền huy động được sử dụng cho mục đích tăng quy mô hoạt động, nhằm bổ sung vốn lưu động.
Gelex là một doanh nghiệp nổi lên trong vài năm gần đây sau nhiều vụ thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực dây và cấp điện, thiết bị điện và mở rộng thêm sang các ngành nghề kinh doanh tiềm năng khác, trong đó có hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư thâu qua M&A. Sau 5 năm tái cấu trúc (M&A, thoái vốn, sắp xếp các đơn vị thành viên), Gelex đã trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành theo mô hình holdings. Gelex gần đây lấn sang lĩnh vực mới: điện gió với mục tiêu sở hữu các nhà máy phát điện với tổng công suất 500 MW vào năm 2025.
Hàng loạt doanh nghiệp đã mua lại trái phiếu trước hạn, sau vụ hủy bỏ các lô trái phiếu Tân Hoàng Minh. Trong quá khứ, Gelex từng dính nhiều tin đồn tiêu cực và phải nhiều lần lên tiếng phản đối cũng như trấn an nhà đầu tư, cổ đông.
Thanh Huyền (tổng hợp)
Dù nhiều doanh nghiệp khó khăn cuối năm, nhưng vẫn có doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thưởng Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 với số tiền khủng đến hơn 1 tỷ đồng.
Cán mốc 100.000 tỷ đồng trong năm 2022, đây là năm có doanh thu cao nhất của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) kể từ khi thành lập đến nay.
Vinatex vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, theo đó lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Ngày 20/12/2022, Tepco Renewable Power Singapore thực hiện giao dịch thỏa thuận mua 26,6 triệu cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) ở giá 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 785 tỷ đồng.
Công ty CP Osaka Garden lọt vào Top 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 với 7.700 tỷ đồng. Thế nhưng, việc liên tục thua lỗ trong nhiều năm và 98,9% tài sản doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu không khỏi khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn về cách sử dụng vốn vay và chất lượng lợi nhuận thực sự công ty này.
Ngày 20/12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.
Công ty CP đầu tư Nam Long (MCK: NLG) vừa huy động 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, lãi suất 12,94%. Trong khi đó, doanh nghiệp này cho vay một số cá nhân với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa tuyên VNG phải bồi thường cho công ty CP truyền thông TK-L số tiền hơn 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền.
Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.
Trước thực trạng các doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ cho các thị trường bất động sản (BĐS), tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (DN) cần sớm được giải quyết, Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thì một số DN sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.