Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chia sẻ kết quả khảo sát nhanh của VCCI về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phía Nam.
Theo đó, chỉ có 9% doanh nghiệp cho biết tăng đơn hàng; 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới. Những số liệu này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý 1/2023.
Trước tình hình đó, VCCI đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, mới nhất, trong văn bản góp ý Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, VCCI đã nhất trí với việc cần phải có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ.
Ông Thành cũng cho rằng, doanh nghiệp cần nhận diện đúng, trúng các yếu tố thách thức, khó khăn ở năm tới để có các kịch bản ứng phó, chủ động linh hoạt ngay từ bây giờ.
Về khó khăn và thuận lợi trong thời gian tới, TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ, các tổ chức tài chính toàn cầu cũng như chuyên gia tại Việt Nam nhận định khó khăn sẽ không đến từ nội tại quốc gia mà từ yếu tố bên ngoài. Như WB nhận định 2 động lực của Việt Nam gồm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa đều chững lại do lạm phát toàn cầu cùng suy giảm kinh tế từ các đối tác thương mại. Trong khi đó, IMF cho rằng yếu tố nghịch đối với kinh tế Việt Nam năm 2023 gồm cầu bên ngoài chậm lại khiến động lực xuất khẩu suy yếu, và do điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Về lãi suất, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1/2023 và trở về ổn định vào cuối quý 2/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý 2/2023 trở đi. Thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại đang lập kế hoạch sẵn sàng về chỉ tiêu và chỉ chờ tháng đầu năm được cấp hạn mức tín dụng mới là lập tức giải ngân, nhất là giải ngân cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Về xuất khẩu, khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 1 và quý 2, phục hồi vào quý 3. Nền kinh tế nội địa về cơ bản cũng sẽ ổn định hơn trong quý 3 nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ.
Riêng thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhẹ từ quý 4/2023, tập trung ở khu vực đô thị, quanh khu công nghiệp và hạ tầng tại các khu vực đang được đầu tư mạnh.
Cũng theo ông Hiển, thì từ vài tháng qua, cơ quan quản lý đang từng bước kiểm soát những khó khăn về lãi suất, vốn tín dụng. Bản chất của sự trục trặc không phải từ chính sách mà từ bất ổn của cách sử dụng vốn. Nay được kiểm soát để từng bước uyển chuyển, không gây ra các cú sốc như trong quá khứ. Do đó, lãi suất, tín dụng cuối năm nay sẽ được dần tháo gỡ vào năm sau.
Ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty dữ liệu WiGroup cho biết năm 2023, dự báo kinh tế khó khăn hơn năm 2022. Các dấu hiệu đã bắt đầu với số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang quý 1/2023.
Tuy nhiên, CEO WiGroup cũng cho rằng, năm sau tình hình sẽ dần dễ thở hơn, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý 2/2023. Lạm phát năm 2023 sẽ theo hướng cao trong những tháng đầu năm nhưng giảm dần. Khó khăn cũng sẽ qua, thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm, là "ánh sáng cuối đường hầm" của một năm 2023 nhiều khó khăn.
Minh Vân
CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa thông báo đã mua lại 200 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô GEXH2124002.
Dù nhiều doanh nghiệp khó khăn cuối năm, nhưng vẫn có doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thưởng Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 với số tiền khủng đến hơn 1 tỷ đồng.
Cán mốc 100.000 tỷ đồng trong năm 2022, đây là năm có doanh thu cao nhất của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) kể từ khi thành lập đến nay.
Vinatex vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, theo đó lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Ngày 20/12/2022, Tepco Renewable Power Singapore thực hiện giao dịch thỏa thuận mua 26,6 triệu cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) ở giá 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 785 tỷ đồng.
Công ty CP Osaka Garden lọt vào Top 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 với 7.700 tỷ đồng. Thế nhưng, việc liên tục thua lỗ trong nhiều năm và 98,9% tài sản doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu không khỏi khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn về cách sử dụng vốn vay và chất lượng lợi nhuận thực sự công ty này.
Ngày 20/12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.
Công ty CP đầu tư Nam Long (MCK: NLG) vừa huy động 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, lãi suất 12,94%. Trong khi đó, doanh nghiệp này cho vay một số cá nhân với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa tuyên VNG phải bồi thường cho công ty CP truyền thông TK-L số tiền hơn 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền.
Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.