Thông tin trên được Bộ Xây dựng cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản quý 2/2022 vừa được phát hành.
Tại báo cáo vừa phát hành, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định trở lại, nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đã có sự tăng trưởng tích cực, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, hiệu quả.
Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương cho thấy, nguồn cung mới các sản phẩm bất động sản ở tất cả các phân khúc trong nửa đầu năm 2022 đều hạn chế do việc siết chặt các thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản.
Ngoài ra, việc dòng vốn cho thị trường bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu,… cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung hạn chế.
Theo báo cáo, trong quý 2/2022, tổng lượng giao dịch là 69.079 giao dịch, nguồn cung bất động sản có 27.160 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Qua đánh giá cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường quý 2 tốt hơn.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao; các phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ, đất nền hầu như không phát sinh lượng tồn kho. Các dự án được mở bán hầu hết đều có tính thanh khoản tốt, chủ đầu tư hầu như không có lượng sản phẩm tồn, không có giao dịch.
“Hiện nay, lượng tồn kho bất động sản hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi và thuộc về nhà đầu tư thứ cấp”, Bộ Xây dựng cho biết.
Cụ thể, trong quý 2 vừa qua, số lượng nhà ở thương mại hoàn thành là 24 dự án với 5.608 căn, số lượng dự án bằng khoảng 109% so với quý I/2022 và bằng khoảng 70,6 % so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tại miền Bắc có 13 dự án với 2.343 căn, tại miền Trung có 03 dự án với 961 căn, tại miền Nam có 08 dự án với 2.304 căn.
Hiện số lượng nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng là 1.091 dự án với 327.125 căn, số lượng dự án bằng khoảng 89,7% so với quý 1/2022 và bằng khoảng 97,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tại miền Bắc có 210 dự án với 157.654 căn, tại miền Trung có 211 dự án với 131.481 căn, tại miền Nam có 670 dự án với 37.990 căn.
Số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới là 29 dự án với 6.753 căn, số lượng dự án bằng khoảng 74,4% so với quý 1/2022 và bằng khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tại miền Bắc có 17 dự án với 3.763 căn, tại miền Trung có 9 dự án với 678 căn, tại miền Nam có 3 dự án với 2.312 căn.
“Qua số liệu cho thấy, nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý 2/2022 vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là số lượng dự án được cấp phép mới chỉ bằng khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2021”, Bộ Xây dựng cho biết.
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là lĩnh vực kinh tế quan trọng, vậy nên việc tắc “nghẽn” nguồn vốn đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu mua nhà ở thực, điều này khiến cho thị trường BĐS chững lại.
Giá bán căn hộ quý 2/2022 tại TP.HCM dao động từ mức trung bình thấp nhất là 1,556 USD/m2 (tương đương 36 triệu đồng) đến trung bình cao nhất đạt 15,009 USD/m2 (tương đương 348 triệu đồng), theo nhận định của Cushman & Wakefield.
Vấn đề dòng tiền phát triển dự án bất động sản đang được quan tâm trong thời gian gần đây trước tình hình các ngân hàng đang siết vốn vay cho lĩnh vực bất động sản. Theo chuyên gia Savills Việt Nam, cần xác định rõ các nguồn vốn quan trọng để
Theo ghi nhận, hiện bất động sản tại Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ (Tp.HCM) đã chững lại theo tình hình chung của thị trường bất động sản.
Nhiều sản phẩm bất động sản nhà ở Hà Nội đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong khoảng thời gian dài. Chuyên gia lý giải biến động giá như thế nào?
Chuyên gia cho rằng, tâm lý đầu cơ hình thành trong bối cảnh lạm phát do khủng hoảng kinh tế sau dịch khiến giá nhà đất tăng mạnh. Song, giá nhà tăng, thanh khoản thấp là tín hiệu cho thấy đã xuất hiện bong bóng cục bộ…
Đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào thị trường thứ cấp bởi lúc này thị trường đang bước vào giai đoạn sàng lọc và ai không đủ năng lực sẽ bị đào thải.
Nhà phố thương mại (shophouse) từng được ví như “gà đẻ trứng vàng”, tuy nhiên sau thời gian dài gặp khó vì dịch bệnh, đến nay nhiều căn nhà vẫn trong tình trạng ế ẩm, khó tìm kiếm khách thuê.
Những vị trí mặt bằng còn trống sẽ nhanh được lấp đầy bởi các khách thuê trong ngành thời trang vẫn cần mở cửa hàng trưng bày để thu hút khách đến trải nghiệm.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản TP.HCM đang lệch pha nghiêm trọng, trong khi mguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt trong khi phân khúc cao cấp liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.