Thông tin được Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 5/8.
Theo đó, tại cuộc họp báo trên, phóng viên đã đặt câu hỏi với đại diện Bộ Xây dựng về những điểm mới nào trong các văn bản hướng dẫn 3 luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực từ 1/8 tác động ngay đến thị trường bất động sản cuối năm nay?
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cho biết, ngày 29/6/2024, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi một số điều Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng; trong đó sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản và có hiệu lực từ ngày 1/8.
Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành 5 nghị định và 1 quyết định, 2 thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, đều có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.
Như vậy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở đã kịp thời đảm bảo tiến độ thực hiện và có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, có một số điều mới tác động đến thị trường bất động sản. Luật Nhà ở cũng như Luật Kinh doanh Bất động sản đã khắc phục được những bất cập, chồng chéo giữa quy định pháp luật liên quan đến việc đầu tư, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng; tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch trong việc thực hiện đồng thời các nghị định hướng dẫn đã có quy định rõ ràng về trình tự thủ tục triển khai các dự án theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án này.
Tại Luật Nhà ở 2023 đã được sửa đổi, bổ sung một số quy định về phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở riêng lẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển ở Việt Nam. Và nhất là bổ sung các quy định giai đoạn của dự án đầu tư nhà ở như Điều 34 Luật Nhà ở.
Đồng thời, Nghị định 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng các giai đoạn đầu tư dự án xây dựng nhà ở, trình tự triển khai các dự án theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian các dự án nhằm đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển nhà ở.
Đối với phát triển nhà ở xã hội và nhất là quy định rõ trách nhiệm dành quỹ đất phát triển nhà ở là trách nhiệm của chính quyền địa phương theo Điều 83 Luật Nhà ở.
Thứ hai, cắt giảm quy định điều kiện cư trú, đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ còn 1 điều kiện về thu nhập. Đối với đối tượng nhà ở xã hội thì không xác định điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập, chỉ cần đúng đối tượng.
Thứ ba, chủ đầu tư được miễn quyền sử dụng đất, quyền thuê đất đối với toàn bộ diện tích của dự án mà không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, quyền sử dụng đất, thuế đất được miễn theo quy định của pháp luật Luật Đất đai, và được hưởng lợi nhuận tối đa định mức là 10%, và phần diện tích nhà ở xã hội được ưu đãi tối đa 2% trong tổng diện tích đất hoặc 2% tổng diện tích sàn xây dựng dự án để công trình xây dựng kinh doanh dịch vụ thương mại, nhà ở thương mại.
Thứ tư, đối với đối tượng là công nhân, lực lượng vũ trang được hưởng theo chính sách riêng về nhà ở lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp và nhà ở cho lực lượng vũ trang theo Điều 80 Luật Nhà ở.
Tại Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định trực tiếp, hướng dẫn thi hành và quy định rõ các loại sản phẩm, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh, công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Nghị định 94/2024/NĐ-CP về điều kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản.
“Trong tháng 8, tháng 9, Bộ Xây dựng và các cơ quan chuyên môn sẽ phổ biến pháp luật, đặc biệt là các nghị định về các thủ tục, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8 tới 63 tỉnh thành để đưa luật và các nghị định vào cuộc sống và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và minh bạch”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói./.
Thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.
Trong quý ghi nhận một số giao dịch M&A lớn, gồm: Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần trong dự án Paragon Đại Phước rộng 45,5 ha từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD…
Việc điều chỉnh bảng giá đất gồm 7 bước. Hiện tại, Sở đã hoàn thành 6 bước, toàn bộ dữ liệu của đơn vị tư vấn thu thập trên toàn địa bàn đã được cân chỉnh lại và chuyển cho tổ giúp việc của HĐND TP.HCM xem xét, thẩm định.
Để thị trường bất động sản thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông”, trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” để cung và cầu bất động sản bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau, thị trường mới “đổi sắc”.
Thời gian gần đây, lượng tìm kiếm chung cư Đà Nẵng của người Hà Nội ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tăng 90% trong quý II/2024 so với quý liền trước.
Bối cảnh nguồn cung căn hộ chung cư mới khan hiếm đã khiến phân khúc nhà tập thể cũ tại Hà Nội sôi động trở lại với nhiều giao dịch mua bán, mức giá cũng tăng từ 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái.
7 tháng đầu năm nay, doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở TP.HCM ước đạt 148.251 tỷ đồng (tăng gần 25.000 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm), chiếm 60,1% trong tổng số 246.853 tỷ đồng doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,1% so với cùng kỳ.
Sẽ có 3 nhóm đối tượng không bị ảnh hưởng và 8 nhóm bị tác động khi bảng giá đất tại TP.HCM tăng từ 5- 37 lần sau khi Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8.
7 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản hút hơn 2,87 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm gần 16% tổng vốn đăng ký, tăng 78% so với cùng kỳ.
Riêng quý II/2024, lượng bán mới căn hộ tại Hà Nội đạt khoảng 7.400 căn, tăng 110% so với quý trước và tăng 147% so với cùng kỳ năm trước.