Từ cuối năm 2021 và đầu quý I/2022, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nhiều phân khúc sau thời gian dài chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19.
Còn nhớ, đầu năm 2022, tình trạng “sốt đất nền” xảy ra ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Bình Phước, TP.HCM,… khiến giá nhà đất liên tục tăng mạnh, có nơi gấp 3 – 5 lần.
Đáng chú ý, tại một số địa phương, ngay sau khi có thông tin khảo sát, lập quy hoạch dự án, nhiều “cò đất”, nhà đầu tư lướt sóng đã ùn ùn kéo về để đẩy giá, tạo "sốt đất", gây náo loạn thị trường.
Thời điểm đó, số lượng hồ sơ giải quyết đất đai tại các địa phương cũng tăng đột biến, khiến cơ quan tiếp nhận luôn trong tình trạng quá tải.
Ảnh minh hoạ.
Trước tình trạng “sốt đất” lan rộng, đến quý II/2022 nhiều địa phương đã đưa ra loạt biện pháp ngăn chặn. Sau các biện pháp trên, nhất là sau sự kiện Tân Hoàng Minh đẩy giá đất tại buổi đấu giá đất Thủ Thiêm, “cơn sốt đất” tại các địa phương bắt đầu trững lại.
Đến giữa năm, thị trường BĐS bắt đầu bước vào thời kì “hạ nhiệt” khi khắp nơi xuất hiện biển rao bán nhà, đất với mức giá “cắt lỗ”. Khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, tại một số điểm nóng đất nền của Hà Nội như Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm… giá đất thuộc những vị trí mặt đường lớn đã bắt đầu xuất hiện những lô đất được chào bán rẻ hơn từ 10 - 20% so với giá thị trường.
Bước sang quý III, thị trường bất động sản, trong đó có phân khúc đất nền rơi vào tình trạng trầm lắng do bị siết tín dụng và doanh nghiệp gặp khó trong việc phát hành trái phiếu.
Thời điểm này thanh khoản thị trường đất nền ở mức thấp nhất kể từ thời điểm đầu năm. Thậm chí, một số dự án có hiện tượng giảm giá đáng kể do nhà đầu tư bị áp lực tài chính.
Mặc dù vậy, theo số liệu được Bộ Xây dựng tổng hợp tại các địa phương cho thấy, số lượng giao dịch đất nền trong năm 2022 tăng đột biến so với 2021.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá giao dịch nhà ở riêng lẻ, đất nền trong các dự án tại nhiều địa phương trong năm 2022 tăng cao trong hai quý đầu năm và giảm dần về cuối năm.
Theo thống kê, trong năm 2022, trên cả nước có 785.637 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó: lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công là 154.756 giao dịch; lượng giao dịch đất nền thành công là 630.881 giao dịch; riêng tại Hà Nội có 7.662 giao dịch thành công, tại TP.HCM có 10.780 giao dịch thành công.
Đáng chú ý, tổng lượng giao dịch đất nền thành công bằng khoảng 370% so với năm 2021.
“Lượng giao dịch đất nền thành công trong các quý năm 2022 không ổn định, lượng giao dịch đất nền tăng mạnh nhất trong quý I, quý II sau đó giảm mạnh trong quý III, tăng nhẹ trong quý IV so với quý III”, Bộ Xây dựng cho biết.
Hiện tại Hà Nội: dự án Khu đô thị mới Văn Phú (Hà Đông) nhà liền kề có giá khoảng 145 triệu đồng/m2; Dự án Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) nhà biệt thự có giá khoảng 180 triệu đồng/m2; Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra (Tây Hồ) nhà biệt thự có giá khoảng 284 triệu đồng/m2; Dự án Khu đô thị Chi Đông (Mê Linh) đất nền có giá khoảng 22 triệu đồng/m2.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: Dự án Khu đô thị Lakeview City (Quận 2) nhà liền kề có giá khoảng 152 triệu đồng/m2; Dự án Khu đô thị Vạn Phúc City (Thủ Đức) nhà liền kề có giá khoảng 182 triệu đồng/m2; Dự án Nine South Estates (Nhà Bè) nhà biệt thự có giá khoảng 121 triệu đồng/m2; Dự án Verosa Park Khang Điền (Quận 9) nhà biệt thự có giá khoảng 147 triệu đồng/m2; Dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (Quận 2) đất nền có giá khoảng 185 triệu đồng/m2.
Tại tỉnh Bình Dương: Dự án Sun Casa Central (Thủ Dầu Một) nhà liền kề có giá khoảng 32 triệu đồng/m2; Dự án VSIP I Bình Dương (Thuận An) nhà liền kề có giá khoảng 48 triệu đồng/m2; Dự án The Oasis Riverside (Bến Cát) nhà biệt thự có giá khoảng 40 triệu đồng/m2; Dự án Sun Casa Central (Tân Uyên) nhà biệt thự có giá khoảng 31 triệu đồng/m2; Dự án Khu đô thị Bình Nguyên (Dĩ An) đất nền có giá khoảng 38 triệu đồng/m2…
Minh Quân
Hội nghị có sự tham dự của nhiều "ông lớn" bất động sản như: Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, GP.Invest, IMG, Becamex IDC Bình Dương. Cùng các chuyên gia kinh tế, tài chính...
Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu để bổ sung quy định đối với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ, áp dụng thuế suất cao hơn đối với việc giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn để hạn chế tình trạng đầu cơ...
Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và chuẩn bị tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo chuyên gia, liệu 50 triệu có nên là một đối chuẩn cho thị trường để áp dụng một mức thuế cao hơn không khi hiện nay nguồn cung căn hộ 50 triệu đồng/m2 chiếm tỷ trọng rất lớn?
Theo thống kê sơ bộ, nội dung góp ý tập trung ý kiến nhiều nhất là vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giá đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Đó là khẳng định của bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield khi trao đổi với chúng tôi về đề xuất đánh thuế cao đối với căn hộ chung cư giá 50 triệu đồng/m2 đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) kiến nghị tăng thu thuế nhà đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên nhằm hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội, đồng thời là cơ sở để xây dựng chính sách chung sau này.
Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) mới có góp ý liên quan đến Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Theo chuyên gia, việc đưa ra mức giá nào để đánh thuế, đánh thuế như thế nào, lộ trình ra sao cần phải được điều tra xã hội học, nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất, ban hành để tránh tình trạng khi ban hành thì không còn phù hợp thực tế cuộc sống, không áp dụng được.
Theo Bộ Xây dựng các tồn tại trong việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện pháp lý có nhiều nguyên nhân...