Ngày 8/5, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory (địa chỉ tại số 1, đường Phạm Ngũ Lão, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM) với mức phạt 92,5 triệu đồng.
Quyết định xử phạt nêu rõ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory đã không gửi nội dung công bố thông tin cho HNX về báo cáo tài chính bán niên năm 2023; tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023, tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023.
Bên cạnh đó, công ty cũng gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho HNX không đúng thời hạn đối với báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; báo cáo tài chính bán niên 2021; báo cáo tài chính năm 2021; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021, tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021.
Theo dữ liệu trên HNX, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory đang có 10 lô trái phiếu lưu hành với tổng mệnh giá gần 10.000 tỷ đồng.
Saigon Glory là công ty con do Tập đoàn Bitexco sở hữu 100% vốn điều lệ (vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng). Saigon Glory cũng được biết đến là chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon - dự án có vị trí đắc địa tại khu tứ giác Bến Thành, có 4 mặt tiền là Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmette thuộc trung tâm quận 1, TP.HCM.
Năm 2020, để huy động tiền triển khai dự án này, công ty đã phát hành 10 lô lẻ trái phiếu, giá trị mỗi lô là 1.000 tỷ đồng với lãi suất 11%/năm. Tài sản đảm bảo là phần vốn góp tại Công ty TNHH Sài Gòn Glory là công trình trên đất hình thành trong tương lai là tháp A - cấu phần khách sạn, văn phòng hình thành trên ô đất dự án.
Trong năm 2023, có 5 trong số 10 lô trái phiếu này đã đến hạn nhưng công ty không đủ tài chính để tất toán, nhiều lần xin gia hạn và mới thanh toán được một phần số lãi của các lô trái phiếu.
Hồi đầu tháng 2/2024, Saigon Glory đã đạt được thỏa thuận với các trái chủ về việc gia hạn thời gian đáo hạn 10 lô trái phiếu - có mã từ SGL-2020.01 đến SGL-2020 thêm từ 1-2 năm.
Cụ thể, đối với ba lô trái phiếu từ SGL-2020.01 đến SGL-2020.03, có ngày đáo hạn vào tháng 6/2023, sẽ được gia hạn đến tháng 6/2025. Hai lô SGL-2020.04 và SGL-2020.05, ngày đáo hạn được dời từ tháng 7/2023 sang tháng 7/2025. Đối với 5 lô còn lại từ SGL-2020.06 đến SGL-2020.10, cùng đáo hạn vào tháng 8/2025 sẽ được nới ra đến tháng 11/2026, tức thêm 15 tháng.
Trong thời gian gia hạn, Saigon Glory sẽ mua lại gốc trái phiếu của mỗi lô ngay khi có thể nhưng sẽ không muộn hơn tiến độ được đề ra định kỳ với tỷ lệ thanh toán tăng dần mỗi kỳ. Đối với 5 lô từ 01-05, việc mua lại gốc sẽ chia thành 6 kỳ, còn 5 lô từ 06-10 sẽ được chia thành 7 kỳ.
Ngoài ra, trong thời gian gia hạn, cả 10 lô trái phiếu đều sẽ áp dụng mức lãi suất 8%/năm. Kỳ tính lãi cũng được điều chỉnh thay vì mỗi 3 tháng như trước thời gian gia hạn thì được đổi thành sau 12 tháng kể từ ngày bắt đầu gia hạn.
Dữ liệu cập nhật trên HNX cho thấy, đến nay Saigon Glory đã mua lại một phần của mỗi lô trái phiếu (mỗi lô mua lại gần 50 tỷ đồng) và vẫn còn dư nợ trái phiếu trên 9.500 tỷ đồng. Khối lượng dư nợ trái phiếu “khủng” này dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực tài chính với Saigon Glory khi kết quả kinh doanh của công ty không mấy khả quan.
Báo cáo tình hình tài chính năm 2022 của Saigon Glory ghi nhận mức lỗ 152 tỷ đồng. Nợ phải trả tới 27.300 tỷ đồng, tương ứng hơn 1,1 tỷ USD, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, trong đó có 10.000 tỷ đồng nợ trái phiếu. Đến nay công ty vẫn chưa công bố tình hình tài chính năm 2023 và đây cũng là một trong những lý do công ty vừa bị UBCKNN xử phạt./.
Theo lãnh đạo Masan, SK Group có thể tiến hành thoái vốn theo lộ trình trong 24 tháng tới và Masan sẽ phối hợp thực hiện để đảm bảo mục tiêu bảo vệ giá cổ phiếu của tập đoàn và tất cả các cổ đông của Masan.
Giai đoạn 2015-2023, có 330 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước với tổng giá trị phát hành 726.335 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân đạt 3,69 năm, lãi suất phát hành bình quân đạt 10,15%/năm.
Trong quý I, công ty có khoản giảm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá trị khoảng 158 tỷ đồng, cùng với khoản giảm lợi nhuận khác với giá trị khoảng 19 tỷ đồng bù trừ với khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành với giá trị khoảng 44 tỷ đồng làm giảm lợi nhuận sau thuế xuống 68% so với cùng kỳ.
4 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 1.302 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, bằng 122,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Sáng 27/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 tại Hà Nội.
Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland cho biết, về cơ bản Novaland đã hoàn thành tái cấu trúc lại các khoản nợ và trái phiếu trong và ngoài nước, tài sản của Công ty vẫn cân đối với công nợ.
"Sau khi tài trợ cho VinFast 1 tỷ USD, thời gian tới tôi sẽ thu xếp tài sản của mình để tài trợ cho VinFast tối thiểu 1 tỷ USD nữa", ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tập đoàn Vingroup.
Năm 2023, dự án mang về doanh thu 1.734 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 447 tỷ đồng. Năm 2024, dự án này dự kiến sẽ tiếp tục mang về 906 tỷ đồng doanh thu và 275 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Theo báo cáo, năm vừa qua, doanh nghiệp này lãi sau thuế đạt 529 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ. Tỷ suất lãi sau thuế trên vốn chủ là 9,8%, trong khi cùng kỳ là 18,5%.
Trong năm 2024, Ban lãnh đạo Vinhomes trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng; tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với thực hiện năm 2023.