Tại Đại hội, trả lời thắc mắc của cổ đông về những lo ngại trên thị trường về dòng tiền hay năng lực của Vingroup, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng khẳng định "điều đó không có cơ sở, chỉ là tin đồn, do các dụng ý khác nhau".
"Cho tới thời điểm này, Vingroup chưa bao giờ chậm các ngân hàng 1 đồng lãi nào, chứ đừng nói đến gốc. Mọi kế hoạch tài chính được cân đối, thực hiện nghiêm túc, dù rất khó khăn", ông Phạm Nhật Vượng nói.
Chủ tịch Vingroup cho hay 2 năm vừa qua, thị trường vô cùng khó khăn, song khó khăn lớn nhất đã qua rồi. Thị trường đã bắt đầu phục hồi trở lại mà bằng chứng là doanh số của các đơn vị thuộc Vingroup. Chẳng hạn, Vinhomes trong tháng 3-4 đã bán được lượng hàng khổng lồ. Trong khi đó, VinFast đã lần đầu tiên trở thành thương hiệu có doanh số lớn nhất ở Việt Nam.
"Có thể nói việc chúng ta tiến lên là rất chắc chắn, kiên định. Những nghi ngờ là không có cơ sở. Còn đương nhiên có khó khăn, vì đâu có ai làm một việc lớn như thế mà dễ dàng, nếu dễ dàng thì chẳng đến lượt chúng ta làm", ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ.
Ông tâm sự, VinFast là một dự án mà chúng ta làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước 1 thương hiệu đẳng cấp trên trường quốc tế. VinFast không chỉ mong muốn làm xe, bán được xe mà còn muốn bước vào tốp đầu về xe trên thế giới.
"Câu chuyện dòng tiền cũng vậy. Đương nhiên chúng tôi phải dồn hết nguồn lực, như 70 năm trước cha ông ta đã dành tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng. Tôi khẳng định không có chuyện ta buông bỏ VinFast, vì nó không còn là chuyện kinh doanh nữa mà là đẳng cấp, trách nhiệm của chúng ta. Tôi sẽ không buông", ông Vượng quả quyết.
Đáng chú ý, ông Vượng cho hay sau khi tài trợ cho VinFast 1 tỷ USD, thời gian tới ông sẽ thu xếp tài sản của mình để tài trợ cho VinFast tối thiểu 1 tỷ USD nữa. “Tôi hy vọng mọi người chung tay đóng góp”, ông Vượng nói.
Về vấn đề luân chuyển dòng tiền trong hệ thống Vingroup, ông Vượng khẳng định Vinhomes không chối bỏ nghĩa vụ với VinFast, bởi “chúng ta đang kêu gọi mọi người hỗ trợ VinFast thì không có lý gì các thành viên trong hệ thống lại từ chối. Chúng tôi tham gia mạnh mẽ, nhưng đúng pháp luật, đúng quy trình”.
Đề cập tới chuyện xây 3 nhà máy VinFast ở 3 nước, ông Vượng thông tin điều đó nhằm hưởng ưu đãi. Chẳng hạn, ở Mỹ, trong 5 năm, VinFast bỏ 2 tỷ USD đầu tư thì sẽ nhận được hơn 2 tỷ USD hỗ trợ. “Đó là đòn bẩy để ta chiếm thị trường Mỹ”, ông nói và nhấn mạnh VinFast sẽ huy động vốn từ các thị trường để làm nhà máy.
Chủ tịch Vingroup kêu gọi cổ đông và người dân chung tay xây dựng VinFast, bởi đó là thương hiệu đẳng cấp, là niềm tự hào của Việt Nam và là nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp khác.
“VinFast tính theo chuẩn nội địa hóa của nhà nước là 80% (tính theo cụm linh kiện). Đây là nỗ lực hết sức lớn. Đó là nền tảng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Vingroup đã xác định rõ ràng: Các doanh nghiệp khác làm được gì thì nhường họ làm, để tập trung cho những cái họ không làm được”, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh./.
Năm 2023, dự án mang về doanh thu 1.734 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 447 tỷ đồng. Năm 2024, dự án này dự kiến sẽ tiếp tục mang về 906 tỷ đồng doanh thu và 275 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Theo báo cáo, năm vừa qua, doanh nghiệp này lãi sau thuế đạt 529 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ. Tỷ suất lãi sau thuế trên vốn chủ là 9,8%, trong khi cùng kỳ là 18,5%.
Trong năm 2024, Ban lãnh đạo Vinhomes trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng; tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với thực hiện năm 2023.
Tổng giám đốc MB khẳng định, ngân hàng cho vay dựa trên các khoản dự án cụ thể, các khoản vay không đáng lo ngại do MB quản lý rủi ro và tài sản đảm bảo rất chặt chẽ.
CTCP Flamingo Holding Group (Flamingo) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2023, doanh nghiệp này báo lãi 377 tỷ đồng, tăng 454% so với con số 68 tỷ đồng của năm 2022.
Kết thúc năm 2023, Công ty CP Flamingo Holding Group đạt mức lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng, giảm 40% so với con số 296 tỷ đồng của năm 2022.
Năm 2023, Công ty TNHH Capitaland Tower, ghi nhận lỗ sau thuế 2.683 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 756 triệu đồng của cùng kỳ năm 2022.
Số liệu được tính đến hết ngày 31/3/2024 và cập nhật đến 8/4/2024, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 20.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 3-24 tháng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Theo báo cáo, trong năm vừa qua, DOJI của ông Đỗ Minh Phú lãi hơn 491 tỷ đồng, giảm hơn một nửa (51,6%) so với con số 1.016 tỷ đồng của năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận đạt 7,50% so với vốn chủ sở hữu.