Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (DOJI) - doanh nghiệp do ông Đỗ Minh Phú sáng lập vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023.
Theo báo cáo, trong năm vừa qua, DOJI của ông Đỗ Minh Phú lãi hơn 491 tỷ đồng, giảm hơn một nửa (51,6%) so với con số 1.016 tỷ đồng của năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận đạt 7.50% so với vốn chủ sở hữu.
Tại ngày 31/12/2023, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu là 6.745 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2022.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2.35 lần tăng khá mạnh so với con số 1.95 lần của năm 2022, tương đương với khoảng 15.850 tỷ đồng.
Như vậy, với quy mô trên, tổng tài sản của DOJI đến cuối năm 2023 trị giá khoảng 22.600 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong bức tranh tài chính vừa được công bố, điểm sáng của doanh nghiệp này trong năm qua là đã thanh toán hết các khoản nợ về trái phiếu khi đưa dư nợ về mức bằng không.
Liên quan đến vấn đề này, báo cáo về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu được công bố trước đó ít ngày cho biết, đầu năm 2023, DOJI đang còn dư nợ 640 tỷ đồng trái phiếu. Tuy nhiên, trong năm đã thanh toán hết toàn bộ số dư nợ trên.
Tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/7/1994 bởi ông Đỗ Minh Phú. Sau khi ra đời, TTD sớm tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế.
Năm 2007, TTD chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý & Đầu tư Thương mại DOJI. Cùng năm này, DOJI chính thức khai trương Ruby Plaza tại Hà Nội vào ngày 30/6 - một trong những trung tâm vàng bạc đá quý và trang sức lớn nhất Việt Nam thời điểm đó.
Năm 2009, DOJI chính thức trở thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Thời điểm này, doanh nghiệp bắt đầu mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực thay vì chỉ vàng bạc, đá quý.
Đến nay, sau hơn 25 năm xây dựng, DOJI đang khẳng định là một thương hiệu lớn trên thị trường tài chính - ngân hàng - bất động sản Việt Nam./.
Tại báo cáo mới được gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, TNR Holdings Việt Nam cho biết, trong năm qua, doanh nghiệp này lãi gần 90 tỷ đồng, giảm 80% so với con số 464 tỷ đồng trong năm 2022.
Ghi nhận, trải qua nhiều năm biến động, kinh doanh đi xuống cũng như tái cơ cấu để tồn tại, đến hiện tại thì nhiều doanh nghiệp ở trong lĩnh vực bất động sản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, hồi phục và thậm chí đã và đang chuẩn bị những khâu thủ tục để niêm yết ở trên sàn chứng khoán.
Đang từ lãi 124 tỷ đồng, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) bất ngờ "bốc hơi" 80%, chỉ còn 25 tỷ đồng sau kiểm toán.
Theo báo cáo, trong năm 2023, “ông chủ” Khu đô thị Phú Mỹ Hưng lãi gần 2.200 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu đạt 16%.
"Hoà Phát sẽ làm đường ray xe lửa nhưng không phải loại đường ray thông thường mà là đường ray cho tàu tốc độ cao. Hòa Phát đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng đấu thầu tại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam”, tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ.
Đánh giá năm 2024 tiếp tục là một năm khó khăn của thị trường bất động sản, Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu doanh thu thuần và lãi ròng trong năm nay lần lượt đạt 3.900 tỷ đồng và 226 tỷ đồng, so với thực hiện của năm 2023 đã tăng lần lượt 5% và 31%.
Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của BIM Land đạt gần 798 tỷ đồng, giảm hơn 54% so với con số 1.745 tỷ đồng của năm 2022.
Để đạt mục tiêu trên, lãnh đạo TTC Land cho biết, năm 2024, doanh nghiệp sẽ tăng cường nguồn thu từ công tác bán hàng và đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động và phát triển dự án.
Việc huy động vốn của cổ đông dự tính được triển khai qua phương án chào bán tối đa 119,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương 20% số cổ phiếu đang lưu hành.
Crystal Bay báo lãi sau thuế vượt lên mức 101 tỷ đồng trong năm 2023, tăng vọt so với kết quả lỗ hơn 94 tỷ đồng trong năm liền trước.