Bảo hiểm Xã hội TP.HCM vừa công bố danh sách các đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên.
Theo số liệu được tính đến hết ngày 31/3/2024 và cập nhật đến 8/4/2024, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 20.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 3-24 tháng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Cụ thể, như: Công ty CP Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thăng Long, nợ 11 tháng với số tiền 122 triệu đồng; Công ty CP Bất động sản Long Phúc Điền, nợ 15 tháng với số tiền hơn 25 triệu đồng; Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Vĩnh Phát, nợ 5 tháng với số tiền 28 triệu đồng; Công ty TNHH Bất động sản Điền Phát, nợ 24 tháng với số tiền 35,5 triệu đồng; Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Quang Minh, nợ 14 tháng với số tiền là 20 triệu đồng;
Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hoà Bình, nợ 10 tháng với số tiền 38 tỷ đồng; Công ty CP Địa ốc Happy, nợ 11 tháng với số tiền 119 triệu đồng; Công ty CP Tập đoàn CT Group, nợ 10 tháng với số tiền 344 triệu đồng; Công ty CP Phát triển Địa ốc Sông Tiên, nợ 4 tháng với số tiền 130 triệu đồng;
Công ty CP Tập Đoàn Quản Lý Bất Động Sản Windso, nợ 17 tháng với số tiền 298 triệu đồng; Công ty Cổ phần Tập Đoàn Danh Khôi, nợ 14 tháng với số tiền 2,4 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Danh Khôi Holding, nợ 12 tháng với số tiền 3,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn, nợ 25 tháng với số tiền 769 triệu đồng;
Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Trường Thịnh, nợ 25 tháng với số tiền 1,1 tỷ đồng; Công ty CP Đầu Tư Bất Động Sản An Gia, nợ 7 tháng với số tiền 92 triệu đồng; Công Ty Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Bất Động Sản Sunrise Land, nợ 20 tháng với số tiền 189 triệu đồng; Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Service), nợ 5 tháng với số tiền 653 triệu đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, nợ 6 tháng với số tiền 5,1 tỷ đồng…/.
Theo báo cáo, trong năm vừa qua, DOJI của ông Đỗ Minh Phú lãi hơn 491 tỷ đồng, giảm hơn một nửa (51,6%) so với con số 1.016 tỷ đồng của năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận đạt 7,50% so với vốn chủ sở hữu.
Tại báo cáo mới được gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, TNR Holdings Việt Nam cho biết, trong năm qua, doanh nghiệp này lãi gần 90 tỷ đồng, giảm 80% so với con số 464 tỷ đồng trong năm 2022.
Ghi nhận, trải qua nhiều năm biến động, kinh doanh đi xuống cũng như tái cơ cấu để tồn tại, đến hiện tại thì nhiều doanh nghiệp ở trong lĩnh vực bất động sản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, hồi phục và thậm chí đã và đang chuẩn bị những khâu thủ tục để niêm yết ở trên sàn chứng khoán.
Đang từ lãi 124 tỷ đồng, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) bất ngờ "bốc hơi" 80%, chỉ còn 25 tỷ đồng sau kiểm toán.
Theo báo cáo, trong năm 2023, “ông chủ” Khu đô thị Phú Mỹ Hưng lãi gần 2.200 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu đạt 16%.
"Hoà Phát sẽ làm đường ray xe lửa nhưng không phải loại đường ray thông thường mà là đường ray cho tàu tốc độ cao. Hòa Phát đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng đấu thầu tại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam”, tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ.
Đánh giá năm 2024 tiếp tục là một năm khó khăn của thị trường bất động sản, Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu doanh thu thuần và lãi ròng trong năm nay lần lượt đạt 3.900 tỷ đồng và 226 tỷ đồng, so với thực hiện của năm 2023 đã tăng lần lượt 5% và 31%.
Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của BIM Land đạt gần 798 tỷ đồng, giảm hơn 54% so với con số 1.745 tỷ đồng của năm 2022.
Để đạt mục tiêu trên, lãnh đạo TTC Land cho biết, năm 2024, doanh nghiệp sẽ tăng cường nguồn thu từ công tác bán hàng và đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động và phát triển dự án.
Việc huy động vốn của cổ đông dự tính được triển khai qua phương án chào bán tối đa 119,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương 20% số cổ phiếu đang lưu hành.