Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ về phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản, đề xuất giải pháp.
Báo cáo được gửi đi sau khi đơn vị này nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ về đề nghị đánh giá tình hình giá bất động sản, nhà ở thương mại tại một số đô thị lớn tăng cao trong thời gian qua; phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp phục vụ buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với một số tập đoàn, công ty trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở.
Theo đó, tại báo cáo trên, Bộ Xây dựng cho biết, các chi phí cấu thành chính ảnh hưởng đến giá nhà ở, bất động sản bao gồm: tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí xây dựng dự án, chi phí hạ tầng; chi phí vốn vay; chi phí quản lý của nhà đấu tư; chi phí bán hàng và thuế, phí liên quan.
Về nguyên nhân tăng giá bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp, phân tích cho thấy nguyên nhân tăng giá bất động sản tại một số khu vực, địa phương trong thời gian qua do tác động bởi một số yếu tố:
Thứ nhất, giá bán bất động sản tăng một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới.
Đặc biệt tại một số địa phương, khu vực có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Việc quản lý, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại một số khu vực, địa phương chưa tốt; có hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lâp hội, nhóm tham gia đấu giá, trả giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, rồi có thể “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá đất nhằm mục đất thiết lập mặt bằng giá ảo tại khu vực để kiếm lời.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trung đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương; đồng thời làm tăng chi phí triển khai thực hiện dự án nhà ở, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm nguồn cung cho thị trường, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.
Thứ hai, hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi.
Đây là các cá nhân hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản, yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chụp giật, thông đồng làm giá, thổi giá cao so với giá trị thực tế, thao túng thị trường, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.
Thứ ba, thiếu nguồn cung bất động sản, nhà ở để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.
Theo Bộ Xây dựng, khi các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và một số luật liên quan chưa được sửa đổi, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc từ quy định pháp luật do chồng chéo, thiếu đồng bộ, không cụ thể.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vay vốn vay tín dụng, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án đã, đang triển khai xây dựng thời gian qua phải tạm dừng, giãn tiến độ, chậm tiến độ xây dựng.
Hiện nay, sau khi các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành, các vướng mắc khó khăn về thể chế, quy định pháp luật (đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng…) đối với doanh nghiệp đã được hệ thống pháp luật điều chỉnh, sửa đổi kịp thời và cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế, bất cập của quy định pháp luật trước đây. Tuy nhiên, để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành đi vào cuộc sống cần có thời gian để thẩm thấu, thực thi.
Thứ tư, biến động của nền kinh tế trong thời gian qua liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu, vàng… đã tác động đến tâm lý của người dân, nhà đầu tư dẫn đến xu hướng chuyển dịch dòng tiền của người dân, nhà đầu tư sang nhà, đất để làm nơi “trú ẩn” an toàn cho nguồn tiền tích lũy, nguồn vốn đầu tư.
Căn cứ tình hình thực tiễn về giá bất động sản trên thị trường một số khu vực tại một số địa phương và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến cung cầu nhà ở, bất động sản đã phân tích ở trên, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá giá ở, bất động sản và ổn định thị trường, bao gồm:
Thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan lĩnh vực bất động sản mới được ban hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… và các văn bản quy định chi tiết.
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá đất khởi điểm đem đấu giá với tình hình thực tế khu vực, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách đánh thuế đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, việc mua đi bán lại nhà đất trong thời gian ngắn để kiếm lời.
Có giải pháp, biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của việc ban hành bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 đến mặt bằng giá đất, giá nhà, đến cung cầu của thị trường bất động sản.
Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình “trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý” nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường.
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, triển khai thực hiện các dự án bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…/.
Những vướng mắc, ách tắc từ năm 2021 đến nay về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và các dự án đầu tư có sử dụng đất có mục đích phục vụ lưu trú như căn hộ Condotel, Officetel… vừa được tháo gỡ sau khi Chính phủ ban hành quy định mới.
Theo ghi nhận tại quận Sơn Trà, giá giao dịch phổ biến ở mức từ 57-118 triệu đồng/m2, tại quận Ngũ hành Sơn là từ 26-85 triệu đồng/m2, tại quận Liên Chiểu là từ 26-64 triệu đồng/m2, tại quận Hải Châu là từ 35-160 triệu đồng/m2.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lãi suất giảm kéo theo áp lực tài chính cũng giảm đi nên khả năng cơ hội đầu tư trên thị trường tăng lên, từ đó đầu tư bất động sản cũng sẽ tăng lên, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Giá nhà riêng tại miền Bắc đã tăng lên mức 173 triệu đồng/m2 vào quý 3/2024 so với mức 95 triệu đồng/m2 vào quý 1/2021. Tương tự, giá đất nền tại khu vực này đã tăng lên mức 46 triệu đồng/m2 so với mức 27 triệu đồng/m2.
Tòa lâu đài trên khu đất 3ha vô cùng nguy nga, tráng lệ vẫn đang được gia đình vị đại gia người Nam Định sinh sống bỗng nhiên có người rao bán trên mạng xã hội.
Trong tháng, tỷ lệ hấp thụ bình quân trên nguồn cung mới đạt mức 45-50%, giảm khoảng 10% so với tháng 7. Giao dịch chủ yếu tập trung tại các dự án có vị trí thuận tiện, giá cả hợp lý và tiến độ xây dựng tốt. Tuy nhiên, giá vẫn tăng tại các dự án mở bán mới ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, xảy ra tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như: Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân, theo Bộ Xây dựng.
Đây là thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM, đại diện Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.
Trong tháng 8 vừa qua, sức cầu thị trường chung cư tại TP.HCM và vùng phụ cận tăng mạnh khi lượng tiêu thụ sơ cấp đạt mức gần 800 căn, gấp 36% so với tháng trước. Đáng chú ý, trong tháng tại TP.HCM đã xuất hiện dự án có giá rao bán cao nhất tới 493 triệu đồng/m2.
Người có nhiều tài sản, lại không ngừng sinh lời thì việc nộp thuế nhiều hơn là điều đương nhiên. Thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ 2, thứ 3.